Mặc dù các chế độ nhịn ăn đã và đang được thực hiện từ rất lâu rồi suốt cả chiều dài lịch sử ăn uống và thực phẩm của con người. Nhưng có những lầm tưởng về sự nguy hiểm của nhịn ăn vẫn luôn văng vẳng bên tai mỗi ngày, chúng được lặp lại nhiều tới mức tự động trở thành 1 sự thật hiển nhiên hồi nào không hay. Bài hôm nay mình sử dụng tư liệu trong cuốn sách Hướng dẫn nhịn ăn khoa học và cũng phần nào phản biện lại những ý kiến các bạn cho rằng nhịn ăn là xấu. Sau đây là 1 số lầm tưởng mà bạn vẫn hay gặp khi nghĩ về nhịn ăn.
- Lầm tưởng 1: Nhịn ăn khiến bạn đốt cháy cơ bắp
Cơ thể con người từ xa xưa được tiến hóa để ăn và nhịn ăn, bởi vì vào thời kì khắc nghiệt khi xưa, không phải lúc nào con người cũng có thể săn bắt được và có cái ăn. Chúng ta dự trữ năng lượng thực phẩm dưới dạng mỡ trong cơ thể và sử dụng chúng làm nguồn năng lượng dự trữ khi không nạp thêm thức ăn. Mặt khác, cơ bắp được duy trì đến khi không gì 1 nguồn năng lượng dự trữ nào trong cơ thể thì lúc đó chúng ta mới đốt cháy cơ bắp nhưng như đã nói ban đầu, chế độ nhịn ăn khoa học là một chế độ thanh lọc cơ thể được thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định nên vì thế hiển nhiên là tự bản thân chúng ta và phương pháp này sẽ không để cơ bắp của mình bị đốt cháy đâu. Điều này chỉ xảy ra khi mỡ trong cơ thể ở dưới mức 4%.
Fact: Những vdv marathon nam ưu tú nhất mang tầm 8% mỡ trong cơ thể, vdv nữ marathon thì nhỉnh hơn 1 tí, còn cầu thủ Cristiano Ronaldo chỉ có 7% mỡ trong cơ thể, nên bạn sẽ thấy để đốt cháy cơ bắp của chính mình khi nhịn ăn là khá vô lý.
- Lầm tưởng 2: Nhịn ăn khiến lượng đường trong máu thấp
Lượng đường trong máu luôn được theo dõi chặt chẽ và có nhiều cơ chế để giữ nó ở mức phù hợp. Trong quá trình nhịn ăn thì cơ thể chúng ta sẽ tự động phân giải glycogen trong gan để tạo ra glycose. Điều này xảy ra hằng đêm khi mà chúng ta ngủ và không nạp thêm gi lúc ngủ.
Phần này là dành cho những người thích đọc thêm về cơ chế của cơ thể chúng ta. Sau khi nhịn ăn từ 24-36h thì glycogen sẽ dự trữ. Lúc này gan có thể sản xuất glucose bằng 1 quá trình gọi là tân tạo đường, sử dụng glycerol là sản phẩm phụ của quá trình phân giải mỡ. Nói tóm lại, chế độ nhịn ăn khoa học áp dụng trong thời gian ngắn sẽ không làm mức đường huyết của chúng ta rơi vào tình trạng báo động. Ngoài ra còn 1 đoạn sau nữa về cơ chế phức tạp nhưng cực kì hiệu quả của cơ thể được trích trong Phần 1 của cuốn sách Hướng dẫn nhịn ăn khoa học.
- Lầm tưởng 3: Nhịn ăn dẫn đến ăn quá nhiều
Trên thực tế, dựa vào những kết quả đã được kiểm chứng ngoài đời thực với 1 số người thì tác giả Jason Fung nhận thấy rằng có sự tăng nhẹ về lượng calo nạp vào ngày đầu tiên sau khi kết thúc nhịn ăn, từ 2436 lên 2914. Nhưng bù lại, lượng calo nạp vào trong cả 2 ngày là khoảng 4872 calo, giảm hẳn 1958 calo so với 2 ngày bình thường.
Ngoài ra, nếu lặp đi lặp lại chế độ nhịn ăn khoa học thì chúng ta sẽ thấy rằng sự thèm ăn có xu hướng giảm khi thời gian nhịn ăn tăng lên.
Note nhẹ: Đối với những đối tượng là trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú thì chế độ nhịn ăn khoa học được khuyến cáo là không nên áp dụng bởi những đối tượng này có nhu cầu trao đổi chất cao để phát triển cơ thể. Cuốn sách Hướng dẫn nhịn ăn khoa học theo mình chính là một người bạn đồng hành giúp bạn bằng cách giải thích bản chất của việc nhịn ăn, tại sao nó quan trọng và phương pháp nhịn ăn để cải thiện sức khỏe. Từ đó người bạn đồng hành giúp bạn đạt được những lợi ích sức khỏe bằng chế độ nhịn ăn khoa học.