1. Khi người khác nói chuyện, nếu như bạn thích nghe họ nói chuyện, ánh mắt nên tập trung vào miệng của họ, như thế có thể giúp họ cảm thấy thoải mái; nếu như bạn không thích nghe, thì nên nhìn vào điểm tiếp nối giữa chân tóc và khuôn mặt. Một chút kiến thức về tâm lí học, có thể đủ để giúp bạn có cơ hội được nghe thấy những thông tin mà bản thân cảm thấy hứng thú.
2. Khi người khác nói chuyện, trước khi những thông tin đó thành sự thật, chỉ nên nghe một nửa là được. Những lời mà người khác nói ra, đều chỉ là những thứ mà họ muốn nói với bạn, chưa chắc là toàn bộ sự thật, cho nên bản thân không được quá quan tâm những điều đó. Đặc biệt tuyệt đối không được tin vào chuyện “sau khi uống rượu sẽ nói lời thật lòng”.
3. Cần phải biết rõ con người thật ra có phân chia đẳng cấp, hạng người cấp thấpthường nhìn người thông qua tiền tài lợi ích, hạng người bình thường thìthường nhìn người bằng năng lực hành vi đạo đức, hạng người cấp caothường nhìn người thông qua phong cách thái độ và tấm lòng. Khi bạn ở cùng những người có đẳng cấp khác nhau, cách bạn thể hiện những tầm quan trọng của bản thân cũng phải khác nhau, nhưng mà đẳng cấp của bản thân tuyệt đối không được thay đổi, nếu không sẽ dễ làm người khác hiểu nhầm về bản thân.
4. Không cần cố gắng ép buộc kết bạn, có qua có lại thì mới là bạn thật sự. Khi gặp phải những người cấp cao hay những người có tiềm lực phát triển, không nhất thiết cứ phải ép bản thân nhào lên kết bạn với họ, nhưng mà việc trở thành bạn bè với bạn đem lại lợi ích gì cho họ cơ chứ? Nếu như bạn có thể định nghĩa bản thân một cách khái quát, biết được rằng bạn có thể giúp được họ điều gì, thì họ sẽ tự động tìm tới để kết bạn với bạn.
5. Không nên cứ uống rượu vào thì lại không phân biệt rõ tình huống. Những lúc ăn cơm hay uống rượu với nhau trong công việc, không được xem đối tác/đồng nghiệp như bạn bè mà uống, còn khi uống rượu với bạn bè, những cuộc nhậu nhẹt bình thường cần phải học được cách dừng đúng chỗ, vừa đủ là được; những cuộc nhậu nhẹt vì một chuyện gì đó, cần phải nhớ là chỉ bàn chuyện chứ đừng chốt chuyện, nếu không ngày hôm sau khi tỉnh rượu bạn sẽ hối hận.
6. Lễ phép là cần thiết, nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải thế, quá lễ phép sẽ dễ làm cho người khác nhìn không thấu tính cách của bạn, làm cho bạn phải trở nên cẩn thận từng li từng tí, cũng khó làm người khác nhớ đến bạn. Vẫn là câu nói kia, con người thật ra có phân chia đẳng cấp. Người cấp thấp chỉ nhìn vào tiền của bạn, không quan tâm bạn có lễ phép hay không. Hạng người bình thường thì luôn tin rằng hầu hết tất cả những người có năng lực đều có cá tính. Vì thế, có nhiều lúc sự lễ phép của bạn chỉ làm bạn biến thành những con người bình thường.
7. Đừng sợ “đứng về phía đội nào”, cần phải diễn tả góc nhìn của bạn một cách thích hợp. “Những người tốt” thích đứng ở giữa, không thích gây chuyện thường chỉ có thầy cô và trường học là thích. Khi bạn bước vào xã hội, con đường nào cũng gập ghềnh, luôn không dám hó hé lên tiếng, không dám ra tay lúc nên ra tay, những người đó thường chỉ là những người qua đường. Ai sẽ thích một người bạn mà suốt ngày cứ khuyên bản thân bỏ qua mọi chuyện? Ông xếp nào sẽ thích người nhân viên không biết suy nghĩ cho công ty cơ chứ? Chàng trai/ cô gái nào sẽ thích ở bên một người luôn đối xử dịu dàng với tất cả bạn khác giới cơ hả?
8. Bình thường khi kết giao tiếp hay làm việc, nếu làm sai, chỉ nên nói đến việc chứ đừng nói đến người; còn nếu làm đúng thì nên nói đến người chứ đừng nói đến việc. Nếu một người làm sai thì bạn nên nhấn mạnh họ làm sai “việc” gì, chứ không phải “họ” không làm được việc. Còn nếu họ làm đúng thì bạn nên khen “họ” làm việc rất tốt chứ không phải làm họ hiểu nhầm “việc” này làm tốt rất dễ dàng. Như thế sẽ làm họ tự tin và cảm thấy được tôn trọng, cũng làm họ càng thêm tôn trọng bạn.
Cũng như vậy, khi bản thân làm sai thì nên nói với mọi người là “việc này” mình làm không tốt, chứ không phải “mình” không được việc, như thế sẽ giúp bản thân nhanh chóng tìm lại được sự tự tin, đặt sự chú ý vào việc tìm cách khắc phục lỗi sai đó.
9. Con người, nếu không ham lợi nhỏ, thì nhất định đang trù tính kế hoạch lớn lao gì đó. Rất nhiều người không đó mục tiêu cuộc đời, thường thông qua việc thiết lập những mục tiêu ngắn hạn để xác định được mục tiêu theo đuổi cả đời. Vì thế, một khi bạn có mục tiêu to lớn nào đó, bạn sẽ không tính toán những mất mác nhỏ nhặt với người khác, mối quan hệ tự nhiên sẽ từ từ tốt lên.
10. Người thật sự có EQ cao, phải hiểu rõ cuộc đời thật ra chính là chèo thuyền ngược dòng, không tiến thì sẽ lùi, nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ bị người khác bỏ rơi. Tóm lại, những người ưu tú thường không ghét những người cố gắng, mà luôn nghĩ cách để bản thân tiến bộ hơn, và phải hiểu cách tha thứ cho những người cố chấp. Vẫn là câu nói cũ, nếu bạn thể hiện được bản thân, người khác sẽ tự tìm tới để kết bạn với bạn.