Những điểm tối kỵ khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng

Có rất nhiều ứng viên rớt phỏng vấn chỉ vì không biết khôn khéo trong quá trình thỏa thuận lương. Khi nghe được mức lương đề nghị có thể thất vọng hoặc thỏa mãn hoặc không biết đâu mới thật sự là mức lương xứng đáng với bản thân mình. Đàm phán lương là kỹ năng hết sức quan trọng và rất cần thiết để đem lại quyền lợi cho bạn khi làm việc, vì vậy cần phải hết sức cẩn thận trong phỏng vấn để có một mức lương thỏa đáng.

Nói dối về mức lương trước đây của bạn

Nói dối về mức lương trước đây là một trong những điều tối khi đi phỏng vấn xin việc. Nếu bạn chẳng may bị sếp của mình phát hiện bạn nói dối thì bạn đánh mất đi hoàn toàn sự tin cậy nơi sếp. Việc không còn được sếp tin tưởng sẽ khiến bạn mất đi những cơ hội thăng tiến trong công việc cũng như rất khó khăn khi đối diện và làm việc với sếp.

Khi gặp phải tình huống này, đừng bao giờ lãng tránh cũng đừng nói trái sự thật. Bạn có thể thú thật về mức lương cũ của mình, nhưng hãy thêm vào những mong muốn về chế độ phúc lợi bạn sẽ được nhận khi làm vị trí này tại công ty. Rõ ràng, thẳng thắn về mức lương bạn mong muốn sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn là sự mập mờ không muốn trả lời.

Đưa ngay con số cụ thể

Nhà tuyển dụng thường có rất nhiều mẹo khéo léo để đánh giả khả năng của bạn xứng đáng với mức lương như thế nào, đồng thời họ sẽ khai thác bạn về mức lương mong muốn. Nếu bạn nêu quá chính xác cụ thể về con số bạn mong muốn có thể là một trong những điểm bất lợi. Đôi khi thành thật quá cũng gây cản trở bạn đến với công việc mơ ước. Nếu mức lương quá thấp, bạn sẽ là người thiệt thòi. Nhưng nếu bạn đòi hỏi quá cao đôi khi lại khiến bạn mất đi cơ hội việc làm trước mắt. Vậy nên, đàm phán lương là một nghệ thuật không phải ai cũng dễ dàng hiểu thấu và thực hiện nó một cách hoàn hảo  nhất.

Đôi khi, nhiều người nghĩ đưa ra một mức lương cao để nhà tuyển dụng đàm phán giảm xuống là vừa. Nhưng thực tế, nếu đưa ra mức lương trên trời, cơ hội việc làm của bạn có thể giảm đi một nửa, thậm chí nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không am hiểu mặt bằng chung của công việc bạn ứng tuyển.

Đưa ngay con số cụ thể

Nếu để ghi trong CV, bạn hãy để chữ “mức lương thương lượng”. Đây là cách trả lời trung hòa giúp bạn có thêm thời gian nghiên cứu thị trường lương ngành và hiểu rõ bản thân mình để khi phỏng vấn trả lời tốt nhất. Nếu chẳng may đang ở trong một cuộc phỏng vấn và gặp câu hỏi này, bạn hãy thành thật, cao hơn mức lương hiện tại một chút và nêu ra những luận điểm rõ ràng, chặt chẽ để bảo vệ mức lương mong muốn đó của bạn. Người càng có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp lại càng dễ dàng đàm phán lương và có tiếng nói chính kiến của mình. Do đó, rất khuyến khích sinh viên hãy trau dồi kinh nghiệm ngay từ khi đang học đại học.

Chỉ dựa trên trao đổi trực tiếp

Nhiều ứng viên thẳng thắn yêu cầu công ty ứng tuyển đưa ra các thỏa thuận văn bản có xác nhận của cả hai bên để cho chắc chắn. Với nhiều nhà tuyển dụng, điều đó tạo cảm giác bạn là người chỉ coi trọng tiền và không hề tin tưởng họ. Tuy nhiên, trong thực tế, trong quá trình đàm phán lương thì đây là phần quan trọng thể hiện sự nghiêm túc của bạn trong công việc.

Trong trường hợp công ty tiếp nhận bạn và đàm phán về lương cũng như chế độ đãi ngộ, bạn nên yêu cầu họ gửi văn bản và xin thêm một chút thời gian để nghiên cứu về lời đề nghị này.

Bạn bè, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển sẽ là nguồn tham khảo quan trọng cho quyết định của bạn.

Ngại thương lượng

Tâm lý ngại thương lượng về tiền bạc hầu như ai cũng mắc phải. Vì bạn sợ mức lương mình đưa ra thật sự không thỏa đáng cho hai bên. Một là bạn không tự tin về chính mình, hai là bạn đã không có sự nghiên cứu rõ ràng về phổ lương của ngành ở vị trí này. Tuy nhiên, bạn cần nhớ, lương chính là yếu tố thể hiện quyền lợi của bạn. Và cách duy nhất để được hưởng xứng đáng quyền lợi là mạnh dạn đối diện và thương lương về mức lương mong muốn. Chấp nhận một mức lương thấp hơn những gì bạn đáng được hưởng sẽ là thiệt thòi lớn và sớm muộn bạn sẽ nhận ra đó là một sai lầm. Vì vậy, hãy thẳng thắn trao đổi mức lương bạn mong muốn với nhà tuyển dụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Vội vàng đồng ý lời đề nghị của nhà tuyển dụng

Tâm lý chung của rất nhiều người xin việc không thành công chính là vội vàng đồng ý mức lương đề nghị. Trong trường hợp khác, quyết định từ chối mức lương của nhà tuyển dụng ở tất cả các điều khoản mà họ đưa ra. Đó là điều rất ngốc ngếch và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thiếu kỹ năng, thiếu am hiểu về vị trí ứng tuyển. Thứ nhất, việc chấp nhận thể hiện bạn là người không có khả năng đàm phán. Ngoài ra, bạn rất thụ động không biết chiến đấu để dành lấy quyền hạn của mình. Thứ hai, nếu bạn từ chối thể hiện bạn là người không mấy kiên trì, không tìm hiểu kiến thức, tình hình thị trường để quyết dành được việc mà mình muốn.

Vì vậy, trước khi đàm phán, bạn hãy tham khảo từ những người có kinh nghiệm hoặc các nguồn thông tin để có những đề nghị hợp lý, vừa phải. Ngoài ra, khi đàm phán lương, bạn cũng cần tách biệt giữa lương cơ bản với tiền phụ cấp, tiền thưởng,…Nắm được điều này bạn sẽ đạt được con số mong muốn khi nói chuyện với nhà tuyển dụng về mức lương.

Khi đàm phán, bạn cũng nên ghi nhớ nguyên tắc giao tiếp “kéo đẩy”. Trong trường hợp con số nhà tuyển dụng đưa ra chưa làm hài lòng bạn, hãy khéo léo đưa ra con số bạn mong muốn và không quên chứng tỏ bạn thực sự xứng đáng với con số đó. Nếu vẫn không được thỏa mãn, bạn hãy cân nhắc kỹ để hài hòa được lợi ích của cả hai bên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *