NHỮNG DẤU HIỆU RÕ RÀNG CHO THẤY BẠN LÀ NGƯỜI CÓ EQ THẤP

 Dễ bị stress

Khi bạn kìm nén cảm xúc, bạn thường bị rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng. Những cảm xúc không được giải tỏa sẽ khiến cơ thể và tâm trí căng thẳng. Người có EQ cao biết cách kiểm soát stress tốt hơn, bằng cách phát hiện và xử lý các tình huống khó khăn, trước khi mọi chuyện trở nên xấu đi.

Người có EQ thấp thường chỉ biết dựa vào các cách kiểm soát cảm xúc khác kém hiệu quả hơn. Họ có xu hướng cảm thấy lo lắng, bị trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hoặc thậm chí có ý định tự tử cao gấp đôi người khác.

 Cảm thấy khó khăn trong việc khẳng định bản thân

Người có EQ cao biết cách cân bằng sự đồng cảm và mềm mỏng với khả năng khẳng định bản thân và xác lập ranh giới. Sự kết hợp cân đối này là công thức lý tưởng để xử lý xung đột. Khi một người bị kích động, phản ứng của họ thường có xu hướng trở nên tiêu cực hoặc bị động.

 Có vốn từ vựng về cảm xúc hạn chế

Người có EQ cao có thể làm chủ cảm xúc vì họ hiểu được chúng và có vốn từ vựng rộng về cảm xúc. Trong khi nhiều người miêu tả cảm xúc của bản thân chỉ bằng những từ đơn giản như “xấu”, người có EQ cao có thể xác định được mình đang “bực mình”, “bức xúc” hay “lo lắng”. Sử dụng từ vựng càng cụ thể, bạn càng hiểu được chính xác cảm xúc, nguyên nhân và cách xử lý chúng.

 Nhanh chóng đưa ra quan điểm và cố chấp bảo vệ chúng

Người có EQ thấp thường nhanh chóng đưa ra quan điểm và rồi mắc kẹt với định kiến đó. Họ chỉ quan tâm đến bằng chứng ủng hộ quan điểm của mình và bỏ qua bằng chứng mang tính phản biện. Họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ quan điểm của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm với lãnh đạo, khi quan điểm sai lầm của họ trở thành chiến lược của cả một tập thể.

 Níu giữ sự thù hằn

Việc níu giữ sự thù hằn trong lòng sẽ gây ra stress, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe theo thời gian. Các nhà nghiên cứu ở đại học Emory đã chỉ ra rằng, tình trạng stress kéo dài góp phần gây bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Níu giữ sự thù hằn nghĩa là duy trì tình trạng stress. Người thông minh về cảm xúc biết cách tránh điều này bằng mọi giá. Buông bỏ oán hận không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà còn cải thiện sức khỏe của bạn.

 Thường xuyên bị hiểu lầm

Khi bạn thiếu EQ, bạn sẽ thấy khó khăn trong giao tiếp với người khác. Bạn bị hiểu lầm vì bạn không thể truyền đạt thông điệp theo cách người khác hiểu được. Kể cả người có EQ cao cũng không thể truyền đạt mọi ý tưởng một cách hoàn hảo. Nhưng họ biết được khi nào người khác không hiểu mình, họ sẽ điều chỉnh cách giao tiếp và truyền đạt lại ý tưởng để người khác dễ hiểu hơn.

 Không nổi giận

Thông minh về cảm xúc không có nghĩa là phải luôn tỏ ra thân thiện. Người có EQ cao là người biết kiểm soát cảm xúc để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Điều này đôi khi có nghĩa là, phải cho người khác thấy bạn đang buồn, bực tức hay giận dữ. Luôn che giấu cảm xúc bằng vẻ ngoài hạnh phúc và tích cực không phải lúc nào cũng hay. Người có EQ cao biết dùng cảm xúc tiêu cực và tích cực một cách có ý thức tùy theo tình huống phù hợp

 Nếu như IQ là bẩm sinh, thì EQ là chỉ số có thể cải thiện được nhờ vào việc luyện tập mỗi ngày. Cuốn sách “Từ IQ đến EQ” cung cấp các phương pháp bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc, thay đổi nhìn nhận vốn có của bạn về EQ.

 Dù bạn là những người trẻ mới bước vào xã hội hay người đã có vai trò nhất định muốn nâng cao vị trí của mình, cuốn sách “Từ IQ đến EQ” sẽ giúp bạn tích lũy mối quan hệ xã giao, nhanh chóng tìm ra nhu cầu đối phương, tạo ra giá trị giao tiếp trong thời gian ngắn nhất.

9

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *