“Có rất nhiều câu chuyện nghe xong mà mãi vẫn chưa thể nhẹ lòng”
Gần đây tôi có đọc được một câu chuyện về Vũ Hán trên Douban : “Vòi nước ở nhà tôi là loại cảm ứng hồng ngoại, hai hôm nay hình như nó bị hỏng hay sao ấy, đưa tay ra mà chẳng có nước gì cả. Mà bây giờ tình hình dịch bệnh đang nghiêm trọng thế kia thì ai đến sửa được đây? Thật tồi tệ. Nhưng lạ là con mèo trong nhà lại có thể dùng chân làm nước chảy ra, nhìn nó ngồi cạnh vòi nước và liếm láp những giọt nước trên chân, tôi ý thức được rằng có lẽ không phải là vòi nước hỏng….mà là tôi đã không còn trên đời này nữa rồi….Hi vọng mọi người đều sống tốt, mèo cũng vậy.”
________
[ 1490 likes]
Hồi đi học, bố có đăng ký cho tôi một tài khoản QQ, trong danh sách bạn bè của bố chỉ có tôi. Phiên âm của bố không tốt nên không thể thường xuyên nói chuyện với tôi, gọi điện thì lại sợ tôi bận. Vì thế bố đã đem hết tâm tư của mình vào dòng ký tên trên QQ. Cho dù ông không online thì tôi cũng sẽ biết được bố muốn nói gì với tôi. Trong thời gian đi học, ký tên của bố là “có đường lên được núi sách, đó con đường cần cù; biển học tập là con tàu đau khổ vô tận (trên con đường học tập, không có đường tắt, muốn vượt núi sách-tức có được tri thức, biển học thì vô bờ, muốn vượt biển kiến thức-tức có thành tựu, thì cần 2 điều kiện là “phải chịu cực” và “phải siêng”) ”. Sau này khi đi làm , ký tên của bố biến thành hai chữ đơn giản “nhớ con”.
Bố đã mất được hơn 5 năm rồi, QQ ký tên của tôi cũng đã biến thành “nhớ bố”.
_________
[ 23333 likes]
Thị trấn ở quê tôi có một bà lão bán kẹo kéo. Tất cả những người thích ăn ngọt thì đều muốn gần gũi với bà ấy.
Bà ấy họ Ninh, đuôi mắt có một cái nốt ruồi, tính tình thì lại chẳng giống với ý nghĩ của cái họ gì cả, bọn trẻ con nhìn thấy đều sợ, mua bao nhiêu tiền đưa bấy nhiêu kẹo, chẳng bao giờ tặng thêm. Kẹo của bà ấy rất ngon và thu hút người ăn. Kẹo là kẹo,nên rất ngọt…
Từ trước đến nay tôi đều không thích bà Ninh, nhưng lại thích kẹo của bà ấy. Nhà tôi nghèo, không có tiền mua, cũng không bắt chước bọn con trai đi làm thuê được, nên chỉ có thể bàn bạc với mấy đứa nghịch ngợm cùng xóm rằng ngày mai sẽ qua nhà bà ấy để ăn trộm một ít.
Trẻ con ăn trộm thì làm sao bị tính là kẻ trộm được…Kết quả là bị bắt tại trận ngay lần đầu. Mấy đứa con trai chạy nhanh nên thoát, chỉ còn lại mỗi mình tôi. Tôi rất sợ hãi nên chạy ngồi vào một góc òa khóc, tôi nghĩ rằng thôi thế này là chết rồi, bà ấy chắc chắn sẽ trừng trị tôi. Tôi hoảng sợ, khắp người đều là mồ hôi lạnh. Bà Ninh quả nhiên cầm cái roi, mặt hầm hầm tiến tới.
Tôi nói một câu xin lỗi bà Ninh thì bị bà ấy quát lên rằng : con gái con đứa, ai lại đi làm mấy cái chuyện trộm cắp này? Rồi bà ấy cầm tay tôi nhấc lên, tay kia thì giơ cao cái roi, lúc đó đối với tôi mọi thứ đều trở nên cô đọng và yên tĩnh lạ thường.
“cái gì thế này?” Tôi dùng hết sự can đảm của mình ra để nhìn vào mặt bà ấy. Lúc đó bà Ninh đang nhìn chằm chằm vào vết bớt trên tay tôi, ánh mắt có vẻ kinh ngạc. Bà ấy hỏi nhỏ “con tên gi?” Vết bớt này từ khi tôi sinh ra đã có, có chút đen chuyển xanh, giống như dấu vết của dây thừng quấn vào tay để lại. Thầy bói nói rằng, đó là dấu vết của kiếp trước để lại. Vì vậy mẹ đặt cho tôi cái tên là “ Nam”. Tôi run rẩy nói “Nam, tên đầy đủ của cháu là Ngô Nam – Nghe như Vô Nan (phiên âm tiếng Trung-không phải trải qua cái nạn nào)”
Những người khác chỉ trỏ mẹ tôi, nói rằng cái tên này thật là hay, Vô Nan, Vô Nam….thẳm nào không sinh được con trai. Vì vậy mẹ tôi mất rồi.
Bà Ninh nghe xong thì buông tay cầm roi xuống, nhưng vẫn nắm chặt lấy tay tôi. Tôi bị bà ấy làm cho rất hoảng sợ, nước mắt cứ thế tuôn ra. Sau đó như thế nào thì tôi cũng không nhớ rõ lắm rồi, chỉ nhớ là bà ấy nhét vào tay tôi một túi kẹo kéo, sau đó tự nhiên thốt lên một câu – không biết là tự nói với mình hay hỏi tôi :”Con ăn xem , có ngọt không”. Kẹo thì phải ngọt, tôi cũng bỏ vào miệng nếm thử, trong lòng thấy không thể hiểu nổi rằng tại sao bà Ninh này lại còn có lúc tốt thế? Thế nhưng hình như có vẻ hơi ngọt quá, tôi nghĩ, nếu nhạt hơn một chút thì tốt.
Thực ra khi nói trẻ con chúng tôi không hiểu gì thì là không đúng. Những người lớn trong thôn thấy bà ấy đều tránh đi , nhưng không bao giờ nói nguyên do. Còn trẻ con lại gần bà ấy thì chỉ vì kẹo. Nếu không phải kẹo rất ngon, thu hút không ít khách du lịch thì đã sớm bị thôn trưởng dẹp bỏ rồi.
Sau khi mẹ mất, tôi được nuôi dưỡng bên nhà chú hai. Vợ chú mất đã lâu, chỉ có một đứa con trai nhỏ tuổi hơn tôi, chân bị tật, đi lại không thuận tiện, nhưng ít ra đó là một người lương thiện. Nhưng trên đời này, lương thiện thì có tác dụng gì cơ chứ, hàng xóm đều chế diễu như vậy, một kẻ sợ vợ vô dụng, lại còn nghèo đến mức không có tiền mua gạo.
Tôi thích ăn kẹo của bà Ninh, hình như cũng có chút thích bà ấy rồi. Tôi nói vậy là vì sau lần ấy, bọn trẻ con kia nghe nói tôi không những không bị đánh mà còn được kẹo mang về thì rất tức giận, chúng chặn tôi lại trên đường. Đứa cầm đầu cười chế nhạo và hỏi tôi dùng cách gì? Tôi bĩu môi và nói “bà ấy thích tao đấy, sao nào?”. Tôi còn không nghĩ được rằng, mình lại tự hào đến thế khi nói ra câu đó. Kết quả là bọn chúng rất tức giận , xông vào chửi mắng và định đánh tôi. Đột nhiên có tiếng quát “bọn mặt dầy kia, làm gì thế, cút ngay…” làm bọn chúng giật mình bỏ chạy.
Tôi quay người lại, tất cả sự tủi thân trào lên biến thành từng giọt từng giọt nước mắt. Tôi không dám nũng nịu với bà ấy, chỉ đứng nguyên một chỗ và nói “bà Ninh”. Bà ấy chạy lại, vội vàng kiểm tra xem tôi có bị thương ở đâu không, sau đó lại dúi vào tay tôi một gói kẹo.Tôi đột nhiên nhớ ra câu hỏi mà bà ấy hỏi lần trước nên nói “kẹo ngọt quá, phải nhạt một chút….”. Bà Ninh đột nhiên quay đầu lại, nói tôi nói lại một lần nữa.
Tôi không thể miêu tả được ánh mắt của bà ấy lúc đó, nhưng dường như bà ấy đã thấy một con người khác khi nhìn thấu vào mắt tôi. Bà ấy lại hỏi “kẹo ngọt quá thì cần thêm gì khác không?” Tôi chỉ lắc đầu. Ánh mắt bà ấy dịu lại cho dù tôi cũng không biết rằng điều bà ấy mong đợi là gì. Thời gian cứ thế trôi đi, kẹo của bà Ninh vẫn ngọt như vậy, còn ngọt hơn so với tưởng tượng của tôi một độ. Bà ấy vẫn dúi kẹo vào tay tôi như trước, dường như đây là cách thể hiện tình cảm duy nhất mà bà ấy biết. Bọn trẻ con kia thấy vậy thì cũng không dám tới bắt nạt tôi nữa.
Hôm tôi đi lấy chồng, dù bà Ninh rất nghèo, nhưng không biết lấy tiền đâu ra mua một chiếc vòng tay bằng vàng tặng tôi. Bà Ninh cứ dúi vào lòng tôi, nó nặng nề giống y như cái lần đầu tiên cho tôi kẹo ấy. Tôi kinh ngạc và nói “Bà Ninh, không cần đâu ạ”. Rồi bà ấy chỉ nói “năm đó bà kết hôn không thành, chiếc vòng này bà đã giữ 40-50 năm rồi, không tặng cháy thì nó cũng phải theo bà xuống mồ thôi”. Những người bên cạnh nghe thì đều nói rằng thật xui xẻo. Còn tôi thì biết rằng bà ấy thực sự rất yêu tôi.
Chú rể dắt tay tôi, đưa tôi đi khỏi cái thị trấn nhỏ này. Dẫu biết rằng anh ấy là người tốt, nhưng không hiểu sao lại có chút không nỡ rời xa. Nó tốt chỗ nào ? Nó sinh ra tôi, nhưng lại không hoan nghênh tôi; nó nuôi dưỡng tôi, nhưng lại cướp đi những người mà tôi yêu thương nhất. Hoặc có thể chỉ là những chiếc kẹo ngọt sắt không bao giờ thay đổi mùi vị của bà Ninh.
Nhiều năm sau, tôi cùng chồng và con quay về thị trấn nhỏ này, tôi gặp em trai họ cùng vợ và con của chú ấy. Tôi còn thấy những người đã từng bắt nạt tôi năm đó, thế nhưng tôi đã không thể còn được nhìn thấy bà Ninh.
Tôi bảo chồng và con ở lại, một mình đi đến nhà bà Ninh, bên trong trống không, nhưng hình như mới chuyển đi không lâu.
Một người thợ chuyển nhà đi từ trong ra, tôi vội vàng hỏi “anh à, người sống ở trong này đi đâu rồi?”
“Chết rồi”- anh ta trả lời một cách lạnh lùng, “xác chết thối rữa, đã vứt xuống sông từ hai ngày trước rồi, đây ,còn chút đồ xui xẻo đây”.
Anh ta chỉ vào chiếc hộp gỗ không to không nhỏ. Tôi cố gắng kìm nén sự phẫn nộ và đau thương rồi nói cảm ơn.
Bên trong cái hộp là gì vậy?
Chỉ có một tập giấy cũ, mấy cái kẹp tóc và một tấm hình.
Trong hình là hai người phụ nữ mặc sườn xám, rất xinh đẹp. Tôi nhìn kỹ thì nhận ra người bên trái là bà Ninh, vì đuôi mắt có một cái nốt ruồi. Nhưng còn bên phải là ai nhỉ? Tôi lật mặt kia của tấm ảnh lên thì thấy ghi dòng chữ “Ninh và Nam”
Tay tôi run run, chiếc khung ảnh rơi xuống choang một tiếng, làm người thợ kia quay lại nhìn.
“Hai con đàn bà ghê tởm, đáng đời bị thả trôi xông”
Tôi kinh hoàng nhìn lên và hỏi “gì cơ?”
Ông ta châm một điếu thuốc và nói, năm đó họ đã chia rẽ hai người phụ nữ kia, người tên Nam bị mấy người trong thôn trói lại, cho vào rọ và thả xuống sông.
Tôi đột nhiên nhớ lại vết bớt trên tay….Khung ảnh vỡ tan rồi, tôi nhìn xuống thì bên trong vẫn còn những bức thư…
“Nam, tớ sẽ làm kẹo ngọt hơn một độ , nếu cậu quay lại thì hãy mắng tớ rằng kẹo quá ngọt để tớ nhận ra cậu nhé”
“Cậu xem, giống như nước thì nhạt, muối thì mặn, còn cậu thì ngọt vậy”
“Mình cũng không mong rằng mình sẽ có hạnh phúc, nhưng mình muốn nhìn thấy cậu hồi nhỏ, muốn thấy lúc cậu trưởng thành, muốn chăm sóc cho cậu, muốn nhìn thấy cậu kết hôn, muốn đeo lên tay cậu chiếc vòng vàng.”
“Cuộc đời sau này, chỉ cần cậu hạnh phúc , được không?”
Trên đời này có quá nhiều chuyện tôi không dám tin, tôi không tin vào truyền kiếp, không tin bói toán, tôi có chồng và con- những người mà tôi yêu. Nhưng khoảng khắc đó dường như sống lại trong tôi hình ảnh về nhiều năm về trước, có một người phụ nữ mặc sườn xám đi lại gần tôi…Tôi cười và nghĩ, chắc có lẽ là mơ….
_________
[ 14957 likes]
Năm 19 tuổi, trước khi lên đường vào đại học, bố có tặng tôi một chiếc ví, bên trong có một cái BCS và dặn dò tôi rằng, phải có trách nhiệm với cuộc sống sau này của mình, và cả “cô ấy” nữa.
Chớp mắt cái 8 năm đã trôi qua, tôi cũng đi làm được 4 năm rồi. Chiếc ví đó đã rách đến nỗi không thể dùng được nữa, cũng đã đến bước phải vứt đi….nhưng cái BCS đó thì vẫn còn….