Vào thời Trung Đại, Cận Đại và cả trong những thập kỉ đầu tiên của thời Hiện Đại, những kiểu tra tấn dã man được sinh ra như một cách để tầng lớp thống trị “ban tặng” sự đau đớn cùng cực cho những tù nhân phạm tội hoặc có khi chỉ để đem lại niềm vui cho những kẻ thống trị biến thái.
Cánh đại bàng
Đây là một trong những cách tra tấn man rợ nhất của người Viking. Những người hành quyết sẽ lấy một con dao sắc để cắt da thịt sau lưng nạn nhân. Lưng họ bị mổ ra, và xương sườn bị chém rời bởi rìu hoặc kiếm. Da của họ bị kéo và móc lên như một đôi cánh sau lưng. Đó là nguyên nhân tại sao hình thức xử tử này có tên là “cánh đại bàng”. Cách đau đớn hơn nữa là mổ ngực ra và kéo phổi của họ ra sang hai bên giống như trên. Nếu nạn nhân còn sống, vết thương của họ sẽ bị rắc muối vào.
Tứ mã phanh thây (đôi khi gọi là tứ mã phân thây) là một hình phạt ghê rợn nhất trong thời phong kiến. Cách thực hiện hình phạt này là người thi hành sẽ cột tứ chi của phạm nhân vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phanh thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân.
Tra tấn bằng chuột là một cách thức dùng chuột để giết một người vẫn còn đang sống. Cách thức này thường được sử dụng trong thời đại của Elizabeth bởi những tín đồ công giáo la mã. Cách tra tấn rất đơn giản và dễ dàng. Bắt chuột vào trong một cái lồng sắt, sau đó đặt lên trên cơ thể người, thường là trên đầu hoặc bụng. Lồng sắt không có nắp đậy ở dưới. Người tra tấn sẽ nung nóng chiếc lồng bởi những hòn than và khiến lũ chuột sợ hãi tìm lối thoát. Theo bản năng, bầy chuột tìm lối thoát bằng cách ngặm nhấm cơ thể của nạn nhân và sẽ cắn xé cho đến khi nạn nhân chết.
Vốn là một loại khổ hình dùng lửa để tra tấn, bào cách từng là chiêu thức được “yêu hậu” Đát Kỷ sử dụng để diệt trừ những kẻ chống đối mình. Loại khổ hình tàn bạo này được tiến hành bằng cách trói các tội nhân vào cột sắt nung nóng cho tới khi họ bị “nướng” đến lúc chết. Sau đời nhà Thương, bào cách cũng dần dần biến đổi từ nung nóng cột đồng sang chỉ nung nóng một miếng sắt rồi in lên cơ thể của phạm nhân. Ở một số triều đại, nó còn là cách in dấu ấn lên trán phạm nhân. Ở các triều đại sau, vua chúa không dùng hình thức bạo ngược này nữa mà các biến tướng của Bào cách chỉ còn diễn ra trong lao ngục để tra khảo phạm nhân; không có quy định phạm tội nào thì mới phải áp dụng đến hình phạt này. Có thể nói rằng việc sử dụng cực hình Bào cách là cách tra khảo phổ biến nhất trong nhà tù cổ đại. Khi sử dụng cực hình Bào cách lên thân thể của những phạm nhân mặc quần áo, thì vải quần áo sẽ dính hẳn lên da thịt của họ. Còn đối với những người không mặc gì, nhẹ thì cũng cháy da thịt và để lại vết sẹo suốt đời; ngất xỉu, bất tỉnh, nặng thì tử vong. Bào cách quả thực là một hình thức tra tấn cực kì tàn nhẫn.
Cọc xiên người hay đóng cọc là một phương pháp tra tấn, hành hình tội phạm bằng cách dùng một vật thể sắc nhọn, chẳng hạn cọc, cột, giáo, móc, gây ra chấn thương xuyên thấu hoặc tác động làm thủng một phần cơ thể. Các tài liệu tham khảo về phương thức hành hình này được tìm thấy sớm nhất ở Babylonia và đế quốc tân Assyria vào thế kỷ 18 trước Công nguyên. Những tội danh chịu tác động của phương thức xử tử này bao gồm âm mưu thực hiện những vụ trộm cướp chống lại chính sách bảo hộ của nhà nước trong giao thương cũng như vận tải, cướp mộ, vi phạm chính sách hoặc độc quyền của nhà nước hoặc phá vỡ các tiêu chuẩn buôn bán. Nhiều lý do văn hóa, tình dục và tôn giáo cũng được đặt lên bàn cân phán xét của phương thức ghê rợn này.
Còn được biết đến với cái tên “ngồi trong chậu” tù nhân sẽ được đặt vừa vặn trong một cái chậu gỗ, thứ duy nhất được phép thò ra ngoài chính là gương mặt. Sau đó, người hành xử sẽ phủ đầy mặt họ bằng sữa và mật ong. Mật và sữa sẽ thu hút những con ruồi đậu lên đó . Những kẻ tội đồ cũng sẽ được cho ăn thường xuyên cho đến khi cái chậu ngập đầy chất thải của chính mình mình và phải chết vì thối rữa do giòi bọ chỉ trong một vài ngày sau đó.
Thiết bị này được dùng để tra tấn nạn nhân một cách chậm rãi. Đầu tiên, tay chân của nạn nhân sẽ được gắn liền với các nan hoa của bánh xe bằng gỗ lớn mà sau đó kẻ hành quyết sẽ từ từ xoay chúng đồng thời dùng gậy đập nát tay chân của nạn nhân với một cái búa sắt. Sau khi đã đập gãy các đốt xương, nạn nhân sẽ được để lại trên các bánh xe chờ chết hoặc sẽ có những con quạ và diều hâu đến mổ thịt khi họ vẫn còn cử động một cách yếu ớt. Thỉnh thoảng sẽ có một đợt ân xá cho họ để có thể chết một cách nhẹ nhàng bằng dùi cui đập vào bụng và đầu, thay vì phải bỏ.
Tẫn hình là một trong những nhục hình khét tiếng tại Trung Hoa vào thời phong kiến. “Tẫn” trong tiếng Trung có nghĩa là xương bánh chè. Hình phạt này tiến hành bằng cắt xương bánh chè, khiến nạn nhân không thể đi đứng được. Trong lịch sử Trung Quốc, nhà quân sự nổi tiếng Tôn Tẫn đã từng phải chịu loại nhục hình kinh khủng này. Theo đó, Tôn Tẫn và Bàng Quyền vốn cùng là học trò của Quỷ Cốc Tử nhưng tâm pháp, binh thư lại đều chỉ được truyền cho Tôn Tẫn. Điều đó khiến Bàng Quyên sinh tâm oán hận, bắt cóc Tôn Tẫn về, buộc người anh em của mình phải truyền lại “Quỷ Cốc Tử binh pháp” và sai quân sĩ cho cắt xương bánh chè, khiến cả đời Tôn Tẫn phải ngồi trên xe lăn.
Khi thi hành hình thức tra tấn này, các phạm nhân sẽ bị kẹp các đầu ngón tay (có lúc là cả ngón chân). Nếu không chịu khai nhận, các đầu ngón tay, ngón chân của họ sẽ bị kẹp đến nát. Đây là hình phạt bức cung thường được dùng tại các nhà lao Trung Hoa thời phong kiến. Thậm chí, nhiều người tuy không phạm tội, nhưng vì không thể chịu nổi sự tra tấn tàn bạo này nên đều phải nhận tội không phải của mình.
Các hình thức tra tấn đến bây giờ chỉ còn là chuyện quá khứ nhưng mỗi khi nhắc lại vẫn làm chúng ta cảm thấy rợn tóc gáy về độ kinh dị, máu me, tàn ác và biến thái của tầng lớp thống trị với các tù nhân ngày xưa. Nhưng cũ không thể phủ nhận sự “sáng tạo” từ các dụng cụ đơn giản trở thành những dụng cụ tra tấn tàn bạo nhất.
Nguồn: Lost Bird