Như thế này, nhiều người đang sử dụng cụm từ “Avant-Garde” một cách tràn lan trên các platform social.

Đặc biệt là trong thời trang, không ít thì nhiều chúng ta thấy được các outfits với hashtag #Avantgarde từ những người đang khai thác thời trang để làm nội dung. Khổ một nỗi là tầm ảnh hưởng của các bạn này tới thế hệ trẻ là rất lớn nên nó mang sự lệch lạc về định nghĩa và khiến nhiều người lầm tưởng các khái niệm như sau: “Avant-garde là phải mặc đồ đen”. “Avant-garde là dark-wear”. “Rickowens wannabe là Avant-garde”… Trang phục thì sao? Thà nếu các bạn trải nghiệm những sản phẩm thời trang mang tính tiên phong từ các nhà thiết kế trẻ, các nhà thiết kế có tên tuổi rồi gọi nó là avant-garde thì mình còn hiểu được vì đó có thể ngôn ngữ mà fashion designer đó hướng tới. Còn ở đây thì từ đường bo, chất liệu… như thế mà các bạn sử dụng từ #avantgarde thì xin lỗi, mình cảm thấy có tội với những người đang ngày đêm bỏ chất xám trong ngành công nghiệp thời trang này.
Avant-garde nó không chỉ bao gồm thời trang, nó là một lí tưởng – một tầm nhìn trong cách suy nghĩ của mỗi người. Avant-garde là “Sự tiên phong, Sự thử nghiệm”. Avant-Garde có thể được là cụm từ miêu tả cho những thứ mà chúng ta chưa bao giờ được thấy, được trải nghiệm và nó được làm ra bởi những người/những nghệ sĩ/những nhà thiết kế/ những nhà kiến trúc sư không ngừng nỗ lực ngày đêm để khám phá những thứ mới mẻ hơn – những tầm nhìn xa hơn, nhưng thứ mà hiện tại chúng ta không biết lí do vì sao mà họ có thể làm được. Vì nó là Avant-Garde/Sự tiên phong.
Tại sao Avant-Garde lại quan trọng?
Tại vì nó là bước đệm cần thiết để loài người phát minh ra những thứ mới mẻ hơn. Tất nhiên mình không phải là một người được gọi là Avant-garde people vì mình không sáng tạo những thứ mới, mình chấp thuận với bối cảnh hiện tại của xã hội và nương theo nó. Nhưng ngoài kia, có nhiều người khác (Đặc biệt là những người làm nghệ thuật, những nghệ sĩ..) họ không đồng lòng sống trong sự chật hẹp cũng như các định kiến, các chuẩn mực thông thường của nghệ thuật đương đại và xã hội. Thế nên, với NỀN TẢNG (mình xin nhấn mạnh chữ nền tảng nhé), NĂNG LỰC và KIẾN THỨC cộng thêm SÁNG TẠO họ không ngừng khám phá và thử nghiệm các nguồn cảm hứng khác nhau. Có thất bại nhưng sẽ có thành công – và thứ thành công đó sẽ tạo ra sự đổi mới, sự tiến bộ.
Chúng ta có Avant-garde music (Nhạc tiên phong), chúng ta có Avant-garde architecture (Kiến trúc tiên phong), Avant-garde Filmmaking (Làm phim tiên phong), Avant-garde art (Nghệ thuật tiên phong) và Avant-Garde Fashion (Thời trang tiên phong). Những người này họ tạo ra được làn sóng mới (New wave) để cả 1 thế giới đã chán ngán những thứ cũ thường để theo đuổi cái mới và quy chuẩn hoá chúng lại. Thế là một vòng lặp lại bắt đầu.
Avant-Garde trong thời trang để miêu tả những thiết kế, những bộ sưu tập hay những fashion designer “Think outside the box” để dám làm các sản phẩm thời trang đi ngược với mặt bằng chung của xã hội, của thị trường chung. Nó không theo xu hướng, vì nếu theo xu hướng chắc chắn là nó sẽ là mainstream – là giống như bao người khác. Nó phụ thuộc vào cảm nhận và tinh thần của người thiết kế, những người sẽ mang tính sáng tạo vào trong đó rất nhiều. Thế nên chẳng mấy khi các bạn thấy những món đồ thương hiệu thời trang cao cấp đại trà được gắn cái mác là “avant-garde” cả. Chỉ là luxury/high-end fashion mà thôi.
Những người như Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo hay Issey Miyake tại sao luôn được kèm theo từ “Avant-garde”. Tại vì những người này đã mang một tinh thần Nhật Bản lấn sân sang một thị trường Châu Âu lúc đó đang “an toàn hoá” với những kiểu thời trang may đo truyền thống trước giờ. Chuẩn chỉnh, đường nào ra đường nấy. Đẹp – Sang nhưng “Chán”. Các fashion designer kể trên đã mang tới những gì, đó là việc “Không hoàn hảo để trở thành hoàn hảo”, các tỉ lệ không tuân theo một rường cột hay quy định nào, các đường cắt tưởng chừng như “ngẫu nhiên” nhưng lại bám sát vào cái cách mà người ta mặc chung. Những đường gợn sóng, những đường xếp nếp, những đường cắt mà lúc đó chẳng ai ở Châu Âu hay Châu Mĩ dám làm vì sợ không bán được. Hay cái cách mà các fashion designer trên mang thông điệp tới cho thị trường thời trang may măc Châu Âu cổ kính đó. Hình xăm, sự lãng mạn về tình d.ục, về cơ thể và những góc khuất của con người thông qua các layers/các đường cắt. Cái cách mà họ “phá nát” đồ ra rồi lại đắp vào, cái cách mà họ đệm thêm lớp từng lớp, cách họ tạo các tỉ lệ không tuân thủ… Những thứ đó giúp một cơn gió mới tràn vào nền công nghiệp thời trang. Và đó là người ta gọi “Avant-garde” Fashion. Ai mà nghĩ được tại sao lại có kiểu thời trang như kiểu (A Piece of Cloth) để hạn chế dư thừa cũng như show-up được kĩ năng xử lí thượng thặng?
Cái mà được gọi Avant-garde mà các bạn trẻ đang thể hiện trên mạng xã hội hiện tại không phải là “Thứ tiên phong”. Vì một lẽ đơn giản nhất nó là di sản của thế hệ đi trước hoặc phũ phàng hơn là các bạn đang copy lại những hình mẫu nổi tiếng đến từ Trung Quốc hay nước ngoài.
Ngay cả Yohji Yamamoto – 1 “Avant-garde fashion designer” cũng chia sẻ như thế này:
Avant-garde ư? Khái niệm này đối với tôi thật bình thường, thật kiêu căng và lố bịch. Cái thứ mà truyền thông đang gọi là “avant-garde” giờ đây đối với tôi giống như là 1 category để bán hàng chứ không còn sự sáng tạo trong đó nữa. Tôi ghét điều đó, nhưng tôi vẫn tin tưởng về thứ tinh thần mà “Sự tiên phong” đúng nghĩa mang tới. Nó phản đối và làm trái ngược các điều truyền thống, nhưng nó không phải là sự nổi loạn thông thương hay nhất thời. Nó chỉ diễn ra khi bạn đã bước đi trên một con đường truyền thống quá lâu, quá đủ và quá dài mà thôi.

Trí Minh Lê

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *