Nhiều nhân viên chăm sóc tích cực (ICU) đã gặp phải các chứng bệnh tâm lý trong đại dịch COVID-19. Trung bình có 48% người tham gia có biểu hiện của các bệnh tâm lý – trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD)

Có vẻ đúng đó.

Hiện tại có một lượng lớn y tá đang rời bedside (trans: chăm sóc tại giường hay sao mình cũng không chắc). Kiệt sức vốn đã là một vấn đề đối với ngành điều dưỡng trước đây, và đại dịch đã khiến tình hình tồi tệ hơn. Chúng ta cũng đang mất đi nhiều y tá mới nữa. Họ về cơ bản đã bị ném vào đống lửa trong cao trào của đại dịch.

>u/carbondragon (202 points)

Bạn trai của tôi đã phải từ bỏ công việc ICU đầu năm nay vì anh ấy không thể chịu nổi nữa. Một số đồng nghiệp của ảnh cũng tương tự. Tôi không thể lên tiếng thay họ nhưng anh ấy đã làm việc ở ICU từ khi tốt nghiệp, và đã yêu công việc của mình cho tới khi COVID xuất hiện.

_____________________

u/mikelinebacker21 (308 points)

Tôi vừa mới tốt nghiệp bác sĩ nội trú tháng trước. Cơ bản, cả năm vừa qua chúng tôi đối phó không ngừng nghỉ với COVID-19 cho tới tháng Ba, khi chúng bắt đầu giảm dần. Tôi và một số người bạn nội trú đã tụ tập trước khi chúng tôi tốt nghiệp, và mỗi người đều nói về việc họ đều đã bị suy sụp tinh thần thế nào tại một số thời điểm. Điều mà nhiều người không nhận ra đó là, khi chúng tôi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, họ không được phép có người đến thăm. Điều đó có nghĩa là, trước hết tìm cách liên lạc với một người nhà, sau đó giải thích cho họ qua điện thoại rằng người thân của họ đang dần chết đi. Nó áp dụng với TẤT CẢ bệnh nhân của chúng tôi. Giờ tưởng tượng cái mỏ lếch được ném vào khi một bệnh nhân hay gia đình của họ không nói tiếng Anh và cần một phiên dịch viên. Nó đến cái điểm mà chúng tôi phải facetime các gia đình từ bên ngoài phòng bệnh khi nói về chăm sóc cuối đời. Tất cả chúng tôi: bác sĩ, y tá chính quy (Registered Nurses – RN), bác sĩ chuyên khoa hô hấp (Respiratory Therapist – RP), v.v đều đã kiệt sức và ảnh hưởng tâm lý của việc này sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi đã trang bị tinh thần đủ để đối phó với một làn sóng thế này thêm lần nữa.

>u/top_of_the_stairs (68 points)

Nói đúng lắm; trải nghiệm Covid của bạn (cùng những đồng nghiệp khác) và tình trạng kiệt sức sau đó, hậu quả tâm lý và nỗi lo về tương lai đang chờ đợi những nhân viên y tế, giống chính xác với của tôi và các đồng nghiệp. Tôi chỉ biết cầu nguyện, bằng cả trái tim….rằng 2020 là ngoại lệ duy nhất trong phạm vi chấn thương về nhiều mặt đối với các y bác sĩ, bác sĩ hô hấp, v.v

____________________

u/jzumari (168 points – x1 wholesome)

Tôi làm việc ở phòng mổ (Operating Room). Trong cao điểm của đại dịch, những cuộc phẫu thuật hẹn trước (elective surgeries) đã bị hủy bỏ và các y tá trẻ hơn ở phòng mổ đã được điều đến những đơn vị COVID. Chúng tôi không thể nói không, do yêu cầu của chính quyền địa phương (một tỉnh ở Canada). Hãy tưởng tượng áp lực từ một sự thay đổi bất thình lình trong môi trường làm việc, chúng tôi phải nhanh chóng thích nghi. Trong thời gian đó, những bệnh nhân ở tầng COVID là những bệnh nhân không được hồi sức (DNR) từ các bệnh xá và ICU. Do đó chúng tôi đang phải giải quyết với những cái chết mỗi ngày. Đến mức mà chúng tôi không còn cách nào khác ngoài để mặc thi thể ở phòng nguyên một ca vì nhà xác đã đầy.

Một ngày tôi nghĩ đến việc bỏ cuộc, trầm cảm và stress đã đốn hạ tôi. Tôi muốn nghỉ ngơi, dù chỉ một tuần, nhưng chính phủ tốt đẹp của chúng tôi đã từ chối tất cả yêu cầu nghỉ phép của y tá vì bệnh viện đang thiếu nhân lực trầm trọng (về cơ bản chúng tôi mất quyền nghỉ phép). Sau đó tôi nhớ ra rằng quản lý điều dưỡng của chúng tôi đã đưa một đường dây “hỗ trợ” để gọi vào những thời điểm thế này. Tôi đã gọi để rồi được nghe rằng “bạn thật dũng cảm vì đã làm những điều này” “tôi hiểu rằng bạn đang thấy phiền muộn” “hãy dành thời gian để tìm lại bản thân” (nhưng làm thế nào? khi tôi còn không thể có một tuần phép!)

Giờ mọi thứ gần như đã quay lại bình thường ở đây, và tôi đã trở về phòng mổ. Tôi thấy trên tin tức rằng chính quyền tỉnh đã từ chối đề xuất tăng lương cho y tá được đưa ra bởi đơn vị của chúng tôi. Trong khi đó, họ đã tăng ngân sách (hàng triệu!) cho một lĩnh vực không thiết yếu (những nhân viên công sở).

_____________________

u/hobobarbie (308 points)

Điều quan trọng là phải nhận thức rằng phần lớn ICU và ED (emergency department?) RNs đều mắc PTSD chưa được chẩn đoán do COVID và tất cả các yếu tố phụ gây căng thẳng khác của nó.

Vấn đề sức khỏe tinh thần trong chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp được đề cập tới một cách nghèo nàn đến mức năm nay tôi đã nghe đồng nghiệp bàn tán về một đồng nghiệp khác tìm chuyên gia trị liệu đặc biệt cho PTSD và họ nghe rất kinh ngạc. Tất cả đều có bác sĩ trị liệu nhưng họ vẫn có vẻ khá ngạc nhiên/như đó là một điều gì quá mức to lớn!

>u/ZanshinJ (53 points)

Văn hóa xung quanh sức khỏe tâm thần giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe là hết sức kinh khủng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ từ chối tìm kiếm bất kể hình thức chăm sóc sức khỏe tinh thần nào vì họ nghĩ rằng giấy phép hành nghề của họ có thể gặp rủi ro, kể cả những việc có thể xử lý dễ dàng hay đã xảy ra trong quá khứ. Nó khuyến khích các bác sĩ, một cách có hệ thống, phát triển nên một kiểu anh hùng giả (hero complex) đối với sức khỏe tinh thần của họ, trong khi đó khuyến khích phần còn lại của thế giới tìm kiếm và chú trọng đến vấn đề tương tự. Điều này thật điên rồ.

_____________________

Dịch bởi sú sì

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *