NHẬU là cái chi chi?

“Uống nước còn phải nhớ nguồn

 Ngày ngày nhắm rượu, hỏi ta biết gì?”

Lịch sử từ “Nhậu”:

Thực ra, chữ “nhậu” xuất hiện đã lâu ở Nam bộ, khoảng thế kỷ 18, và đơn giản có nghĩa là uống, vd: nhậu nước là uống nước, nhậu rượu là uống rượu, ăn nhậu là ăn uống. Sau đó, vào thập niên 1960, chữ nhậu dần chuyển hẳn sang ý nghĩa uống rượu.

Nhưng chữ nhậu theo cách hiểu bây giờ có lẽ không chỉ có nghĩa là uống rượu, mà là vừa uống rượu vừa ăn lai rai món gì đó, và đáng chú ý hơn, chữ nhậu còn bao hàm cả ý nghĩa là ăn và uống rượu cùng với người khác, vì như cổ nhân nói, “trà tam rượu tứ”.

Chuyện nhậu ngày xưa:

Ngày trước, nhậu chỉ có ở giới bình dân, ít tiền, hoặc lính tráng thắng trận, thua trận. Công chức, giáo chức, bác sĩ gần như không có nhậu mà chỉ có tiệc, chủ yếu tại nhà, uống ít nhưng phải là rượu ngon… 

Văn hóa nhậu 3 miền:

 Miền Bắc thích uống rượu buổi sáng, thường thì cháo lòng tiết canh hay đại loại bát phở, bát bún… làm thêm vài chén rượu. Sau buổi sáng, họ uống rượu với đồ khô như mực nướng, lạc rang, hoặc món xào trước, đến khi đủ rồi thì bắt đầu mới ăn cơm với canh.

 Miền Trung thì vừa ăn vừa uống. Bày ra tất cả, uống xong thì ăn cũng xong. Đến lúc uống không ăn được nữa thì nước canh là mồi rất vĩ đại.

 Miền Nam thì ăn xong mới… nhậu. Làm 2,3 bát xong dọn đi, bày rượu với khô với trà đá ra và… chiến.

 Nói cho công tâm rằng, uống rượu, uống bia k xấu nhưng ngày nào cũng “1 lít mới tỉnh”, say bét tè lè nhè; chẳng có xã hội nào chấp nhận dc. Nếu vậy, đời bạn coi như toang rồi nhé!

Cám ơn mọi người!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *