Nhật Bản dễ sống hay khó sống?

Tôi là người nước ngoài sống ở Nhật. Không phải người Mỹ hay người châu Á. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm mà tôi cảm nhận được. Ngoài ra, tôi không so sánh với các nước theo Đạo Hồi.

Ưu điểm:
① Trị an tốt.
② Đồ ăn ngon.
③ Ngoài đường không có rác (Trừ Roppongi và dưới gầm cầu).
④ Nhà vệ sinh ở đâu cũng có.
⑤ Môi trường sạch sẽ nên ít khi bị cảm. Nước sạch tùy nơi.
⑥ Trong công việc, sẽ được sếp và đồng nghiệp giải thích tỉ mỉ.
⑦ Có suối nước nóng và khách sạn kiểu Nhật.
⑧ Thiên nhiên rất đẹp ( Vì tôi rất thích núi).
⑨ Là đất nước dễ sống đối với những người nhút nhát.

Nhược điểm:

① Việc bắt nạt xảy ra nhiều. Ở đất nước của tôi không có chuyện bắt nạt ở trường học hay nơi làm việc. Vốn dĩ, tôi không hiểu được ý nghĩa của việc bắt nạt. Tôi chỉ biết cười vì thấy nó rất trẻ con.
② Giả tạo không phải dạng vừa. Tất nhiên, điều đó ở đâu cũng có nhưng ở Nhật thì tôi nghĩ nó nhiều hơn.
③ Những cuộc nhậu và tăng ca vô nghĩa.
④ Có nhiều ông chú làm sếp nhưng không có năng lực.
⑤ Có nhiều sự phân biệt.
⑥ Đồ ăn của các nước khác không được ngon lắm (trừ các món châu Á). Nấu theo kiểu Nhật, không đúng vị của món ăn đó.
⑦ Giáo dục của Nhật lấy đi mất cá tính của học sinh. Học sinh học hành rất chăm chỉ vậy mà giáo dục lại rất phiến diện, chỉ chạm đến phần nông của kiến thức.
Thành thực mà nói, tôi chỉ có suy nghĩ thật đáng thương khi nhìn vào những sự cố gắng trong vô nghĩa như vậy.
⑧ Tôi nghĩ người Nhật không hiểu ý nghĩa của “tình bạn”. Bạn là không phải chỉ cùng đi nhậu, không phải chỉ nói về những món ăn ngon, mà là người sẽ giúp đỡ nhau những lúc khó khăn. Người mà chúng ta có thể tin tưởng giao phó bản thân. Là người mà lúc mình gặp khó khăn, dù là vào 3 giờ sáng, từ nơi xa cũng sẽ đến bên giúp đỡ.
⑨ Cứng nhắc.
Ví dụ: Tôi vào Starbuck và gọi Espresso, nhưng nhân viên nói ” Không có Espresso”. Tôi hỏi “Vậy thì bạn làm Americano như thế nào vậy?”, nhân viên đó trả lời ” Cho nước nóng vào Espresso” “Vậy thì hãy cho tôi Espresso mà không cho nước nóng vào”. Thế là OK.
Đây là một ví dụ không tốt đẹp lắm, nhưng có nhiều người Nhật chỉ làm theo lý thuyết. Dù là công việc hay cuộc sống riêng tư, bộ não của họ trì trệ, đông cứng như một cái máy tính không có hệ điều hành. Đây là 1 ví dụ và là một câu chuyện phổ biến với người nước ngoài khi nói về Nhật.
⑩ Người Nhật có nhiều sự nhầm lẫn về chính đất nước của họ
・Chỉ có Nhật mới có 4 mùa. Tôi không biết họ so sánh với đất nước nào (có phải là những nước Đông Nam Á không?), nhưng 4 mùa ở châu Âu còn tuyệt hơn.
・Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Nhật không phải là số 1 thế giới. Có nhiều vụ việc (trường hợp) thái độ không tốt đối với khách người nước ngoài.
・Người Nhật chỉ giới hạn ở việc là họ rất lịch sự. Tôi cảm thấy họ không thực sự hiểu ý nghĩa của từ ” tinh tế”. Tinh tế là khi đi tàu điện mà bạn không xuống thì tránh đứng gần cửa để nhường đường lên xuống cho những người khác, là việc nhường ghế cho người già và phụ nữ mang thai. Là nhìn thấy người gặp khó khăn, dù là không quen biết cũng giúp đỡ. Nhìn thấy tội phạm nếu không cứu giúp thì hãy báo cảnh sát. Cứu giúp khi nhìn thấy người bị bắt nạt. Lúc xếp hàng ở siêu thị nhường cho phụ nữ mang thai lên trước…Đó mới là ý nghĩa thực sự của ” tinh tế”.

Tôi không ngạc nhiên với tình trạng giảm tỉ lệ sinh và già hóa dân số của Nhật Bản. Quan hệ xã hội kém, văn hóa thật tâm ・khách sáo, không xây dựng các mối quan hệ mới và việc làm thêm giờ vô nghĩa. Thỉnh thoảng tôi còn cảm thấy người Nhật như đang muốn hủy hoại hoàn toàn chính đất nước của họ. Chỉ toàn là đạo lý, đạo lý và đạo lý.

Sẽ có không ít người nghĩ là ” Ơ cái người này, sao chỉ toàn nói xấu” .

Cũng có người nghĩ ” Đúng là những việc mà tôi cũng đang nghĩ”.

Cũng có người nghĩ “Nhật Bản khác với những quốc gia khác”.

Và cũng có người nói ” Nếu đã phê phán Nhật như vậy thì hãy về đất nước của mình đi”.

Cái này tôi đã từng đọc từng nghe ở đâu đó rồi, nhưng đều là ngụy biện.

Bởi vì tôi thích Nhật, nên tôi rất lo lắng.

Thế hệ trẻ nhiều người không có bạn trai・bạn gái bởi suy nghĩ “sống 1 mình thoải mái hơn” . Lúc kết hôn cũng không phải vì yêu, mà là vì đến tuổi phải cưới, muốn cưới 1 người đàn ông giàu có, kết hôn dựa trên những kỳ vọng của xã hội. Ở thời đại Chiêu Hòa thì không có những chuyện đó nhưng sang thời đại Bình Thành thì đã thay đổi. Thế giới, bao gồm cả Nhật nếu không tiến hóa thì tình trạng giảm tỉ lệ sinh và già hóa dân số sẽ không chấm dứt.

Kết luận lại, mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Nhật bản là một vấn đề lớn.

Bổ sung:
Thật lòng cảm ơn vì đã có nhiều người đánh giá cao câu trả lời của tôi. Dù là ý kiến tán thành hay phản đối tôi rất mong được lắng nghe.
Vốn dĩ tôi rất nghiêm túc nhìn nhận vấn đề ở đất nước mình, nên tôi rất ngạc nhiên khi có nhiều người Nhật không biết về những vấn đề trong xã hội Nhật Bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *