NHẬT BẢN CÓ PHẢI MỘT ĐẤT NƯỚC TRẦM CẢM KHÔNG?

Về cơ bản thì, hình ảnh của các thành phố Nhật bây giờ là tương lai của các thành phố ở Mỹ và các nước khác trong vòng 25 năm tới nếu không có ai đả đụng gì về việc hạn chế tầm ảnh hưởng từ việc vận động hành lang của các doanh nghiệp và hạn chế tự do ngôn luận trên internet.

Lưu ý là, cái này chỉ áp dụng với các khu vực đô thị thôi. Tôi nghĩ người dân ở nông thôn khá là hài lòng với cuộc sống của họ.

Cái mà các thành phố ở Nhật đang có bây giờ, tôi hay gọi vui là Phong kiến Doanh nghiệp. Về cơ bản thì, các doanh nghiệp, các tập đoàn và công ty có thể buộc bạn phải làm việc và cống hiến theo ý họ, đổi lại, họ sẽ trao cho bạn sự trầm cảm.

Nghe vui vẻ phết nhỉ?

Tôi biết tôi đang đơn giản hóa mọi chuyện, nhưng đó là cốt lõi, là bản chất vấn đề của xã hội Nhật Bản hiện nay.

Gốc rễ của vấn đề này là ở “Văn hóa Làm việc châu Á”. Văn hóa này không chỉ phổ biến ở Nhật, mà ở một số nước khác như Hàn Quốc hay Ấn Độ nữa.

Trên giấy tờ, Nhật Bản có các quy định về một tuần làm việc 40 tiếng từ năm 1947, nhưng thực tế chả có mấy chủ doanh nghiệp nào quan tâm cả. Một cuộc khảo sát của Chính phủ vào năm 2016 tiết lộ rằng ở 25% doanh nghiệp, nhân viên bị buộc phải làm thêm giờ 80 tiếng mỗi tháng. [1]

Không phải yêu cầu hay khuyến khích, mà là bắt buộc. Giờ hãy nhớ rằng văn hóa làm việc của Nhật về cơ bản là luôn phải trung thành với công ty của mình [2], hãy nghĩ xem điều này sẽ ảnh hưởng đến các nhân viên như thế nào nếu họ từ chối làm thêm giờ.

Giờ hãy tưởng tượng bạn sống một cuộc sống như thế này. Bạn luôn làm quá sức, vì vậy bạn không có bất kỳ điều gì trong cuộc đời bạn trừ công việc. Công việc là cuộc sống của bạn. Bạn sẽ cân nhắc điều gì sau 25 năm nhàm chán, không có gì, lặp đi lặp lại, sống trong một thế giới ảm đạm và đầy bệnh tật?

Tự sát.

Tỷ lệ tự sát ở Nhật Bản cao đến mức báo động, ở mức 15/100.000 người (Trans: trung bình của thế giới là 10.5/100.000). [3]

Và nếu bạn không chán nản với thực tế độc hại như vậy, thì khả năng bạn sẽ chết vì karoshi, là một thuật ngữ ám chỉ cái chết vì làm việc quá sức.

Tỷ lệ sinh của Nhật cũng ngày càng giảm, do cả hai giới đều không có khả năng sinh sản do hpari làm việc quá nhiều.

_________

Giờ hãy nghĩ lại một chút. Những gì đang diễn ra ở Mỹ giống một cách đáng sợ với những thứ trên, trừ việc có thể chúng ta đang có một khoảng thời gian chuyển đổi một chút.

Tôi không nghĩ xã hội đô thị Mỹ có thể tệ như những gì diễn ra ở Nhật, nhưng người Mỹ ngày càng dễ sa vào cái lưới dày đặc của các doanh nghiệp, hay phải làm việc quá sức.

Bạn biết giải pháp là gì không? Hãy tìm một thứ gì đó khác để làm. Chỉ cần vậy thôi. Có thể là tập thể dục, có thể là đọc sách, có thể là chơi nhạc, có thể là bất kỳ điều gì khác, trừ công việc.

Nhưng nếu thế hệ chúng ta không ngăn chặn sự lan quá nhanh của chủ nghĩa tiêu dùng và hệ quả của nó bằng ý thức hệ của mình, tôi rất lo ngại về một tương lai giống-Nhật-Bản của Mỹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *