Như chúng ta đã biết, bộ não của con người được hình thành bởi hàng tỉ tế bào não gọi là nơ ron thần kinh và khoa học đã chứng minh, những nơ ron này liên kết với nhau bằng điện từ.
Sự kết hợp của hàng triệu nơ ron gửi tín hiệu đi trong cùng một thời điểm tạo nên một dòng điện nhất định trong não bộ, khiến cho não bộ – nơi nhiều tế bào tập trung nhất – chính là nguồn điện.
TÁC DỤNG CỦA CÁC LOẠI NHẠC SÓNG NÃO
Việc nghe nhạc sóng não có thể giúp chúng ta có thể tự điều chỉnh được sóng não của mình. Ở đây chúng ta sẽ kể ra tác dụng của 2 loại nhạc sóng não chính:
- Sóng Beta: Beta là một dạng sóng não phổ biến nhất, sóng não Beta được tạo ra khi con người đang nhận thức mạnh mẽ, hoạt bát, bận rộn làm việc, thường liên quan đến bán cầu não trái điều khiển lý trí. Khi hoạt động sóng não Beta ở mức độ tích cực, bán cầu não của chúng ta sẽ trở nên ít đồng bộ hóa hơn. Trạng thái Beta đòi hỏi cần được hoạt động ở mức hợp lý để cân bằng trong cuộc sống.
Các đặc điểm và lợi ích của sóng não Beta
- Đây là sóng não đảm nhiệm những phản xạ sinh tồn
- Làm tăng sự tập trung và sự nhạy bén.
- Cải thiện tính logic, lý tính và tư duy logic.
- Gây cảm xúc lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ không tập trung.
- Sóng não Alpha: Đây là sóng có tần số thấp hơn sóng Beta, ở trong trạng thái những suy nghĩ của con người không thực sự tập trung và tâm trí được tự do bay bổng, suy nghĩ miên man, hoặc đang thư giãn như khi chúng ta ngồi thiền. Sóng Alpha được biết đến là sự kết nối giữa trạng thái tỉnh táo trong nhận thức và trạng thái dưới mức tỉnh táo như mơ mộng, thả tâm trí tự do.
Lợi ích của sóng Alpha đối với sức khỏe:
- Làm giảm căng thẳng, stress và sự suy sụp.
- Làm giảm các cơn đau mãn tính.
- Làm hạ tình trạng huyết áp cao.
- Khí huyết lưu thông.
- Gia tăng hạnh phúc, năng lượng và động lực của cơ thể.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TỰ ĐIỀU CHỈNH SÓNG NÃO
Não chúng ta thường quen với nhịp sóng não beta, trong trạng thái này não bộ sẽ cảm thấy tỉnh táo.
Khi chúng ta chuyển não bộ sang sóng Alpha, sóng não của chúng ta sẽ dần chậm lại. Đây là trạng thái lý tưởng để não bộ học tập, tư duy. Khi đó não sẽ làm việc tốt hơn khi giải quyết những tình huống phức tạp, tiếp thu kiến thức mới, ghi nhớ số liệu và thực hiện những việc đòi hỏi tư duy sâu.
Theo các nhà thần kinh học, ảnh hưởng của việc giảm nhịp sóng não từ Beta sang Alpha sẽ giúp thay đổi mức độ của các chất hóa học có ích cho não bộ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trạng thái sóng não Alpha làm tăng chất beta-endorphin, noronepinephrine và dopamine. Đây đều là những chất hóa học tự nhiên được tiết ra ở não bộ làm cho não bộ tỉnh táo hơn và tạo một trạng thái tốt ở bên trong để học những kiến thức mới và xử lý những thông tin được tiếp thu trước đó. Hiệu quả tích cực này đối với não bộ sẽ được kéo dài hàng giờ và thậm chí là vài ngày.
Như vậy, việc tự điều chỉnh sóng não sẽ giúp não bộ của chúng ta thích nghi tốt hơn với tình huống, với công việc. Từ đó nâng cao hiệu quả công việc cũng như chất lượng của sức khỏe bản thân.
Tóm lại, hiểu được sóng não và tác dụng của mỗi loại sóng não thích hợp có thể giúp bạn tự điều chỉnh được sóng não của chính mình. Điều này không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả nhất có thể mà còn giúp cho bạn có một thể trạng và bộ não khỏe mạnh.
Về phía bản thân mình, mình đã hình thành thói quen nghe nhạc sóng não trong suốt nửa năm vừa qua và cảm thấy phương pháp này thực sự hiệu quả. Mỗi khi cần học thuộc lòng một cái gì đó, mình lại mở nhạc sóng alpha lên, và kết quả là mình học thuộc rất nhanh. Mình được biết ngoài nghe nhạc ra thì thiền cũng là một phương pháp có thể làm thay đổi sóng não. Tuy nhiên, cá nhân mình thấy thiền cần bỏ nhiều thời gian và công sức hơn, chưa kể đến trường hợp phương pháp chưa phát huy tác dụng thì người tập thiền đã muốn bỏ cuộc. Ngược lại, phương pháp nghe nhạc sóng não này rất dễ thực hiện, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm một bản nhạc sóng não trên Internet sau đó cắm tai nghe vào và thưởng thức thôi.
Đây là playlist spotify nhạc sóng ALPHA được mình tổng hợp lại để các bạn nghe:
p/s Có một điều đáng nói là chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào nói rằng nghe nhạc sóng não gây hại, nên… tội gì mà không thử nhỉ?!
Nguồn: Lê Tuấn Anh