Nhắc đến việc tìm kiếm một quyển sách nào đó để bổ sung kiến thức khoa học hay lịch sử với những trang sách dạy đặc chữ nhưng thật sự khi bạn chú tâm thì những quyển sách dày cộp đó thật sự rất lôi cuốn, mê hoặc. Mình đã đọc rất nhiều đầu sách của Omega+ là gen vị kỉ, lược sử loài người, tâm lý dân tộc An Nam và nay mình vừa khám phá và chiêm nghiệm ra một cuốn sách mới, một mảng mới trong cuốn mà tớ sẽ giới thiệu với các cậu đấy:
NÃO BỘ KỂ GÌ VỀ BẠN ?
Thuộc sở hữu của mình nhưng không bao giờ cầm, nắm được hay thấy tận mắt, đích thị chính là chiếc não bộ đáng iu của chúng ta 🧠🧠.
Tuy “em” bé bé xinh xinh và hơi nhầy nhụa một chút, nhưng em mà bị tác động 1 xíu thôi là có khi chúng ta – những người sở hữu sẽ lãnh hậu quả lớn đó. Giờ thì các bạn hiểu tại sao nhà nước luôn khuyến khích đội mũ bảo hiểm rồi đó, nên là nhớ tuân thủ luật giao thông đó.
David Eagleman là một nhà thần kinh học, tác giả, nhà truyền thông khoa học Mỹ và ông còn là giám đốc điều hành của NeoSensory. Thật sự là chú này đỉnh vãi luôn á ( gọi là chú vì còn khá trẻ ), các video khoa học của chú cái nào cũng cuốn hút và làm mình coi mải mê, ngay cả cuốn sách này cũng phỏng theo 1 video khoa học của chú và được làm rõ hơn về mặt nội dung, kiến thức.
Nếu về tác giả rồi thì ta tới tác phẩm nha, cuốn sách này cho tớ mở mang rất nhiều vì có những fact rất hay và lạ, tớ cũng có đi tham khảo và thấy đúng gần hết, ví dụ như:
” Có khoảng hai triệu kết nối mới, hay synapse, được hình thành mỗi giây trong não của một đứa trẻ sơ sinh. Khi lên hai, đứa trẻ có hơn một trăm nghìn tỉ synapse, gấp đôi số lượng mà người trưởng thành có” hay vụ xả súng giết người hàng loạt ở trường học do Charles Whitman gây ra.
Ngoài ra tác giả còn chú trọng vào các thành phần mấu chốt của não bộ: “Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến một vùng não nhỏ gọi là hồi hải mã (hippocampus) – vùng quan trọng cho trí nhớ, và đặc biệt là bộ nhớ không gian.”
Mình nghĩ là những người bị tai nạn xong cái giỏi lên thất thường hay trí nhớ siêu hạng là tác động vào đây hoặc là những người có vùng này to thì sẽ có trí nhớ tốt 🤷🤷 và hình như hồi hải mã của mình bằng hạt đậu quá 😢😢.
Chúng ta còn biết cách ký ức hình thành, thật ra ký ức không phải là đoạn băng đã được sao chép mà là đoạn băng được cắt ghép, nhào nặn và thêm thắt hiệu ứng từ những cái gọi là ” nhớ mang máng ” đó mọi người. Thật sự là cái đoạn mà mấy người tham gia thí nghiệm bị ” quay như chong chóng” khi bị nhà tâm lý học gợi ý những thứ gần liên quan tới một kí ức cụ thể nhưng bị làm sao lệch tí xíu khiến cho người được thí nghiệm tự hình thành kí ức mới xoay qua chi tiết sai làm mình thấy não bộ đúng là thú vị nhưng mà hơi bóp … đồng đội 🤧🤧.
Đây là 6 phần chính của tác phẩm:
1. Tôi là ai?
2. Thực tại là gì?
3. Ai đang điều khiển?
4. Chúng ta quyết định như thế nào?
5. Tôi có cần bạn không?
6. Chúng ta sẽ là ai?
Bạn nào có nhu cầu muốn xem trước vài trang để coi thử có hay đúng như review không thì ib mình nhé, mình sẽ tận tình chụp cho kkk.