NHÀ MINH vs ĐẾ CHẾ OTTOMAN

Nhà Minh

Nhờ kế thừa những thành tựu khoa học mà người Mông Cổ mang về từ khắp nơi trên thế giới, nhà Minh có một quân đội có thể nói là đông đảo và trang bị tốt nhất thế giới trong thế kỉ 14,15.

Mỗi “đại đội” bộ binh có 112 người. 40% mang giáo dài, 40% mang cung hoặc hỏa thương hoặc hỏa đồng, 20% mang kiếm và khiên. Họ còn được hỗ trợ bởi kị binh nhẹ và đại bác.

Dù được trang bị tốt nhưng quân đội nhà Minh được quản lý quan liêu và kém hiệu quả. Số binh sĩ trên sổ sách giấy tờ lên đến 3 triệu nhưng quân số toàn quốc thực sự chỉ có 87,5 vạn (tính cả dân binh địa phương) do quan lại khai khống số quân lên để ăn chặn tiền quân nhu. Tinh thần chiến đấu rất thấp do bị các tầng lớp xã hội ngược đãi, quan trên quịt tiền lương, chiếm đoạt ruộng đất.

Số binh sĩ khai khống quá nhiều nên nhiều khi hoàng đế không biết rõ quân số thật sự bên dưới. Điển hình nhất là chiến dịch Thổ Mộc Bảo (1449), Hoàng Đế ra lệnh huy động 50 vạn quân trong 3 ngày. Các tướng lĩnh vét toàn bộ binh lính cùng dân binh địa phương cũng chỉ có 20 vạn. Bất đắc dĩ phải bắt 30 vạn dân chúng Hà Bắc đi theo làm “bia thịt”. Trưng thu lừa, lợn, trâu bò, tài sản trong dân làm chiến mã, lương thực. Và nói dối cấp trên rằng họ đã lo liệu được 50 vạn binh mã trang bị đầy đủ.

Tất nhiên đoàn người ngựa ô hợp cùng cơ chế hậu cần chắp vá, cẩu thả đó không thể hoạt động hiệu quả. Đến chiến trường chính Thổ Mộc Bảo. Quân Minh đã mất 30 vạn người trước đó do chết đói, đào ngũ, chết trận,… 20 vạn binh lính, nông dân còn sót lại không phải là đối thủ của 2 vạn kỵ Mông Cổ tinh nhuệ. Kết thúc chiến dịch, khoảng 50 vạn người Minh bỏ mạng. Các đơn vị tinh nhuệ nhất của Minh Triều bị xóa sổ hoàn toàn và vĩnh viễn không thể khôi phục. Hoàng đế bị bắt sống trong nhục nhã.

Đến thế kỷ 17, khoa học kỹ thuật, vũ khí của nhà Minh trở nên lạc hậu hơn so với thế giới phương Tây rất nhiều. Chất lượng thuốc súng tồi tệ hại do không có mỏ diêm tiêu chất lượng, không biết hóa học cơ bản, thuốc súng nổ rất yếu do tỷ lệ pha trộn sai lầm, bảo quản kém… Số súng ống đại bác mua của Bồ Đào Nha phải trả rất nhiều tiền và không thể duy trì thường xuyên do số lượng súng Tây Dương chở sang rất ít.

VS

Đế Chế Ottoman

Là 1 siêu cường của lục địa Á Âu, trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz và tỉnh Aceh của đảo Sumatra thuộc Indonesia. Đế quốc Ottoman chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km², nhưng vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc rộng hơn rất nhiều nếu tính cả các vùng lân cận ít người sinh sống, lên đến 11,5 triệu. (Minh là 6,5 triệu km²)

Nhờ có vị trí địa lí quan trọng, Đế quốc Ottoman là trung tâm của sự tương tác giữa thế giới phương Đông và phương Tây trong sáu thế kỷ. Vào đầu thế kỷ 17, Ottoman có thể huy động ít nhất hơn 170,000 quân timariot địa phương (chưa tính các khu vực Buda, Temesvár, Baghdad, Mosul,…), trong đó 50,000 quân đến từ các tỉnh châu Âu, 120,000 từ châu Á. Ngoài ra còn có 76,000 quân đội thường trực, chuyên nghiệp của Sultan (Janissary, Sipāhiyān,…). Đó là chưa tính đến số lượng đông đảo Azap, Akinci, Syeyman,… trong quân đội Ottoman.

Tính ra về lý thuyết Ottoman có quân đội khoảng 400.000-450.000 quân. Đây là 1 đế chế rất mạnh về pháo binh, súng ống, kỵ binh. Được coi là 1 trong 3 đế chế thuốc súng mạnh nhất thời Trung Đại (2 đế quốc còn lại là Safavid với Mughal, không có Minh hay Nhật đâu <(“))

QUY MÔ DÂN SỐ

Dân số nhà Minh giai đoạn cực thịnh (đầu thế kỷ 15) có 80 triệu người, Minh mạt thế kỷ thứ 17 ước tính khoảng 140 triệu người.

Dân số Đế Quốc Ottoman năm 1683 là 30 triệu người (chưa tính đến các chư hầu)

XÉT 3 TRƯỜNG HỢP:

TH1: Nhà Minh thời kỳ hoàng kim đấu với Đế chế Ottoman đương thời.

TH2: Đế Chế Ottoman thời kỳ hoàng kim đấu với nhà Minh đương thời.

TH3: Đế Chế Ottoman cực thịnh xuyên không về đánh với nhà Minh những năm Yên Vương Chu Đệ.

Ai thắng 2 coi như thắng tất.

Địa hình: Đặt 2 nước sát nhau. Lãnh thổ nhà Minh đặt vào lãnh thổ đế chế Ba Tư vương triều Safavid. Phía Bắc với phía Nam là biển. Biên giới 2 bên là vùng Lưỡng Hà với 2 con sông lớn.

Theo các bạn từ vi mô đến vĩ mô, trong 1 cuộc chiến tranh tổng lực bên nào sẽ dễ dàng chiến thắng hơn?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *