Trong các triều vua thì nhà Mạc thuộc diện ít thông tin và có nhiều chê hơn là ngưỡng mộ. Lý do chính đưa ra là nhà Mạc cắt đất cho TQ nhưng tìm hiểu kỹ thì lại không phải vậy, chẳng qua của người trả lại người thôi. Kinh tế xã hội thời Mạc cũng phát triển, chịu khó ngoại thương, dân sống khá khẩm. Vậy vì lý do gì?
Mạc Đăng Dung quê Kiến thụy Hải phòng bây giờ đậu tiến sỹ võ lần hồi giỏi giang lên chỉ huy cấm vệ quân rồi thấy triều Lê mạt quá bèn đoạt lấy. Ai mạnh thì phất cờ làm vua thôi.
Nhưng các quan không chịu, hết Nguyễn Kim rồi Trịnh Kiểm chống lại. Nguyễn Kim phò ấu chúa qua Lào chống nhà Mạc kịch liệt.
Điểm lại mới thấy từ vua Lê, Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm đều là người Thanh hóa. Cái này mới là câu chuyện đây.
Nước VN xưa dân vùng đồng bằng sông Hồng được gọi là dân Kinh, còn vùng Thanh Nghệ tới Quảng bình là dân miền núi, dân Trại.
Dân Kinh thì văn hóa, thanh lịch, thân TQ còn dân Trại thô mãng kháng tàu. Triều Lê khởi nguồn từ Thanh hóa là dân Trại ra kinh đô HN nhưng lính ưu binh vẫn dung dân Thanh nghệ, quan lại cũng dân Thanh nghệ là chính cho nên mới có câu Thanh cậy thế Nghệ cậy thần đây.
Khi nhà Mạc lên, lính kiêu binh hay còn gọi là ưu binh Thanh nghệ tan rã phải mồm ngậm tăm trốn về quê vì nếu dân Kinh biết thì đánh cho chết.
Như vậy nhà Mạc là dân Kinh chống lại dân Trại nhưng thế lực dân Trại mạnh quá nên sau 66 năm phải chạy lên Cao bằng nhờ TQ chống lưng thì chúa Trịnh mới chịu hòa không truy đuổi nữa.
Hào kiệt như lá mùa thu
Quay ngược lại thời Lê lợi kháng giặc Minh thì dân Kinh ra làm quan cho nhà Minh đông mà không chịu về với Lê Lợi. Quân tuyển ở vùng dân Kinh cũng không đánh trận mà dân Trại mới là quân chủ lực.
Khi kháng chiến thành công phong thưởng công trạng thì các tướng dân Trại làm quan to, được ban quốc tính họ Lê.
Nguyễn Trãi tài giỏi như thế nhưng cũng chỉ được chức quan thường thường bậc trung cũng chính vì không được tin tưởng do là người Kinh, giống Trần Nguyên Hãn. Cái chết của Nguyễn Trãi 1 phần do sự tranh chấp giữa phe người Kinh và người Trại.
Vì sao Nhà Hồ chống xâm lược thất bại?
Cũng dùng mối quan hệ dân Kinh dân Trại ta cũng có thể thấy lý do nhà Hồ thua do không được long dân. Ta nhớ nhà Lý, nhà Trần là dân Kinh còn Hồ Quý Ly gốc Thanh hóa dân Trại nên có thể nói là dân Trại đầu tiên đoạt ngôi của dân Kinh.
Đương nhiên đời nào dân Kinh chịu theo nên nhà Hồ dù quân đông, vũ khí tốt, thành kiên cố cũng thua tính chạy về Nghệ an chưa tới nơi thì bị bắt. Nhà Hồ từng dàn quân đánh nhau với quân nhà Minh trên đất dân Kinh, ví dụ như trận thành Đa bang thành xây kiên cố mà đánh có 1 ngày đã thua. Trận thua không chỉ do địch hay ta dở mà còn vì dân Kinh dẫn đường biết rõ địa hình và hợp sức đánh nữa.
Vậy nên nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê chính là muốn kết thúc sự trị vì của dân Trại, nhưng không nổi vì họ lâu đời gốc rễ vững chắc quá.
Miền Trung địa linh nhân kiệt
Từ thời nhà Trần để khuyến khích thì thi trạng nguyên đã lấy riêng trạng cho vùng Trại tức là dân Trại được coi như dân vùng sâu vùng xa.
Tới thời vua Lê thì sự học, tham gia triều chính của dân Trại tăng lên nhiều và dân Trại làm quan mang cả nhà, họ hang ra Thăng long nên quê choa Hà nồi có từ thời ấy chớ không phải từ 54 mới xảy ra.
Cũng như thế trải mấy trăm năm vua dân Trại sử dụng quan lại ưu tiên dân Trại ta giải thích được vì sao quan lại, nhà Nho giỏi đa số là dân miền Trung.
Sự phân biệt Kinh Trại này chỉ nhạt dần đi khi nhà Nguyễn lên ngôi thống nhất đất nước và đặc biệt dưới thời Pháp thuộc khi bãi bỏ khoa cử thì quan lại dân Kinh vùng đồng bằng sông Hồng còn được ưa chuộng hơn miền Trung vì mềm mại, khéo léo so với dân Trại cứng đầu ưa làm loạn (Pháp thù dai vụ Văn thân nhỉ)
Sau này sự phân biệt dân Kinh dân Trại hầu như biến mất, nó chỉ còn lại dấu vết kỳ thị vùng miền mà thôi.
—
Trần Tuấn Anh/ ncls CTV group