NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN DẪN ĐẾN HẠN MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG-CÙNG LỜ…

NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN DẪN ĐẾN HẠN MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG-CÙNG LỜI TUYÊN BỐ GIẢI CỨU SÔNG MÊ KÔNG CỦA TRUNG QUỐC ?

NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN DẪN ĐẾN HẠN MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG-CÙNG LỜI TUYÊN BỐ GIẢI CỨU SÔNG MÊ KÔNG CỦA TRUNG QUỐC ?

Khi phải chứng kiến cảnh đất đai nứt nẻ, cây cối chết queo, những đồng bào của mình phải vật lộn, xếp hàng để mua nước với giá 300.000đ/1m3. Thật sự ai ai cũng cảm thấy đau đớn vô cùng, tất nhiên là trừ mấy thanh niên “xác Việt hồn Tàu” ra[1].

[1]https://vtv.vn/…/han-man-nguoi-dan-mien-tay-mua-nuoc-gia-30…

ĐBSCL-1 trong 2 vựa lúa lớn nhất Việt Nam đã nuôi sống mấy chục triệu người đang gặp nguy hiểm. Vậy nguyên nhân là do đâu ? Nếu đã nói tới vấn đề này thì phải xét tới cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan thì mới mong sáng tỏ được.

___________________________________

● Nguyên nhân khách quan

Khách quan là các yếu tố bên ngoài.

Mọi người còn nhớ năm 2016 chứ ? Do hiện tượng El Nino-dẫn đến nắng hạn gay gắt và lượng nước mưa thấp hơn hẳn so với các năm trước==>nước mặn xâm nhập vào sâu bên trong ĐBSCL cùng với lượng nước đổ về ĐBSCL từ sông Mê Kông bị giảm mạnh do hệ thống các đập thủy điện được nhiều quốc gia xây dựng trên dòng chính của con sông. Và khi ấy, 13 tỉnh ở miền Tây Nam Bộ bị thiệt hại nặng nề[2].

[2]https://vi.m.wikipedia.org/w…/Hạn_hán_miền_Nam_Việt_Nam_2016

Đấy là năm 2016 và hiện tượng El Nino mới nhất cũng đã kết thúc trong năm 2019.
Vậy nguyên nhân khách quan hiện tại là gì ? Là do “ông bạn vàng ở phương Bắc” gây ra chứ đâu

Mọi người hiểu thế này: Tiềm năng thủy điện của sông Mekong được chia làm 2 khu vực. Phía thượng lưu của Trung Quốc là 28.930 MW và phía hạ lưu thuộc 5 nước còn lại là 30.000 MW, xêm xêm nhau. Riêng Trung Quốc đã xây dựng 11 dự án thủy điện, trong đó có 5 dự án lớn có công suất là 11.250 MW (chiếm 40% tiềm năng khu vực)[3].

[3]https://www.google.com/…/dap-thuy-dien-trung-quoc-gay-han-h…

Việc chặn dòng Mê Kông để giữ nước ở thượng nguồn giúp cho Trung Quốc đạt được 3 mục đích chính:

▪︎ Thứ nhất, họ lấy điện để phục vụ dân sinh và sản xuất

▪︎ Thứ hai là họ dùng nước để phát triển nông nghiệp ở các vùng của thượng nguồn

▪︎ Thứ ba là nhằm giết chết vựa lúa rộng lớn nhất của Việt Nam và làm cho các nước ở hạ nguồn phải “ngoan ngoãn”. Tức là lấy “nước” như 1 “món hàng” để trao đổi nhiều thứ khác trong lĩnh vực chính trị.

Tất nhiên, sông bắt nguồn từ Trung Quốc nên việc Trung Quốc xây đập trữ nước thì không thể nào trách được. Ngoài ra, ĐBSCL bị thê thảm như vậy cũng là do nhiễm mặn. Vậy đâu là căn nguyên ?

___________________________________

● Nguyên nhân chủ quan

Không chỉ mỗi Trung Quốc xây đập, mà các nước ở vùng hạ lưu cũng đua nhau xây để trữ nước cho riêng mình. Thế là khi nước về đến Việt Nam còn có mỗi 1 tí

Ngoài ra ta cũng “tự bắn ta”. Cụ thể là:

Ở vùng hạ lưu: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan có 27 dự án thủy điện đã đi vào hoạt động với tổng công suất 6.451 MW (chiếm 21% tiềm năng của vùng hạ lưu). Đáng nói là các dự án thủy điện ở khu vực hạ lưu sông Mekong chỉ là những công trình loại nhỏ nhưng chúng lại nằm trên các nhánh nhỏ thuộc lưu vực sông Mekong.

Riêng Việt Nam ta có đến 10 dự án với tổng công suất là 1969 MW(chiếm 30% công suất thuỷ điện của 5 nước vùng hạ lưu). Mà các nhánh sông thuộc hạ lưu sông Mekong vẫn là những đường cung cấp nước cho sông chính và lượng nước này được dòng sông chính đổ ra biển ở khu vực ĐBSCL. Chỉ 10 dự án thủy điện thôi cũng đã góp phần không nhỏ làm cho lượng nước đổ ra biển giảm đi rõ rệt. Nói theo cách khác, hệ thống thủy điện dày đặc của Việt Nam ta cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu ĐBSCL.

10 dự án đó là:

▪︎ Đrây Hling 1 trên sông Xrê Pôk với công suất 12 MW-hoạt động vào năm 1990

▪︎ Thác Ialy trên sông Xê Xan với công suất 720 MW-hoạt động vào năm 2001

▪︎ Xê Xan 3 trên sông Xê Xan với công suất 79 MW-hoạt động vào năm 2006

▪︎ Đrây Hling 2 trên sông Xrê Pôk với công suất 16 MW-hoạt động vào năm 2007

▪︎ Xê Xan 3A trên sông Xê Xan với công suất 96 MW-hoạt động vào năm 2007

▪︎ Plei Krông trên sông Xê Xan và Krông Pô Kô với công suất 100 MW-hoạt động vào năm 2008

▪︎ Buôn Kuốp trên sông Xrê Pôk với công suất 280 MW-hoạt động năm 2009

▪︎ Buôn Tua Srah trên sông Xê Xan và Krông Pô Kô với công suất 86 MW-hoạt động năm 2009

▪︎ Xê Xan 4 trên sông Xê Xan với công suất 360 MW-hoạt động vào năm 2009

▪︎ Xrê Pôk 3 trên sông Xrê Pôk với công suất 220 MW-hoạt động vào năm 2009

Ngoài ra vào ngày 23/12/2019 trên tờ Người Đô Thị có bài viết “Chuyên gia Mỹ khuyên Việt Nam xem lại bài toán kinh tế với thủy điện Luang Prabang” cho biết công ty PV Tower thuộc “Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam” đã góp 38% trong 2,3 tỷ $ để xây dựng công trình thủy điện Luang Prabang của Lào. Dự án này là dự án đầu tiên chặn ngay dòng chính của vùng hạ lưu sông Mekong[4].

[4]https://nguoidothi.net.vn/chuyen-gia-my-khuyen-viet-nam-xem…

[4]https://nld.com.vn/…/thuy-dien-luang-prabang-can-hay-khong-…

___________________________________

Còn về tuyên bố sẽ cứu sông Mê Kông của Trung Quốc ?

Trong mấy tháng qua, tình trạng mưa gió ở Trung Quốc kéo dài liên miên gây ngập lụt ở rất nhiều các thành phố. Và nỗi lo “vỡ đập Tam Hiệp lại hiện lên”[5].

[5]https://m.plo.vn/…/mua-lu-kem-dong-dat-cang-lam-tang-nguy-c…

Hồi ngày 20/2, TQ tuyên bố sẽ xả nước các đập thủy điện của mình trên sông Mekong để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn.

Phát biểu tại một cuộc họp trong khuôn khổ hội nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Mekong-Lan Thương lần thứ 5, Ngoại Trưởng TQ là Vương Nghị cho biết:”Trung Quốc đã vượt qua khó khăn của mình và tăng dòng chảy của sông Lan Thương (đoạn sông Mekong tại Trung Quốc) để giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong đối phó với khô hạn. Chúng tôi cũng đồng ý nâng cao hợp tác trong khuôn khổ LMC nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn nước hợp lý và bền vững”, ông Vương nói[6].

[6]https://tuoitre.vn/trung-quoc-tuyen-bo-xa-nuoc-dap-thuy-die…

___________________________________

Tuyên bố trên của Vương Nghị là một tin tốt lành cho các quốc gia ở tiểu vùng sông Mekong là Việt Nam, Lào, Cambodia và Thái Lan. Nhưng trước tuyên bố trên, còn nhiều người vẫn hoài nghi về việc Trung Quốc có thực sự xả nước cứu Mekong hay không hay chỉ là xả lấy lệ như những lần trước để rồi mực nước sông Mekong vẫn không tới được vùng ĐBSCL của Việt Nam ?

Lần này TQ sẽ “hy sinh” một phần nguồn điện năng tại các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong để cứu lấy hạ nguồn theo cách “cứu Mekong là tự cứu mình”.

Tại sao lại như vậy ?

Tại vì hiện nay “25 lò nguyên tử” ở đập Tam Hiệp của Trung Quốc đang đối mặt với tình huống “cực kỳ nguy hiểm” khiến ĐCS rơi vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi xử lý nguy cơ “đại thảm họa” lịch sử tại cái đập này. Tình hình thời tiết hiện nay cho thấy lưu vực thượng nguồn của sông Trường Giang-nơi bị con đập Tam Hiệp chắn ngang đang có nhiều trận mưa lớn, lượng nước đổ dồn về đập Tam Hiệp liên tục tăng, tăng không ngừng.

Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực thủy công thì đập Tam Hiệp đã bị sai lầm nghiêm trọng trong khâu thiết kế, đặc biệt ở tuổi thọ thực tế và giải thích an toàn khi xả lũ giảm áp lực lên thân đập. Tuổi thọ của cái đập này hiện nay đã suy giảm nghiêm trọng và trước tình trạng lượng nước dồn dập đổ về con đập thì khả năng vỡ đập Tam Hiệp sẽ là rất cao.

Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về thủy lực học thì việc xả lũ của đập Tam Hiệp sẽ tàn phá các vùng hạ du với sức công phá gấp 25 lần trận sóng thần ở Nhật gần đây. Mà cứ giữ nước thì đập vỡ, sức công phá sẽ tương đương với “25 lò phản ứng hạt nhân” bị nổ. Còn xả để cứu đập thì các vùng ở phía dưới lại “hy sinh”.?

Một khi mực nước trong đập Tam Hiệp được hạ thấp do xả lũ thì nó sẽ kéo theo sự xuống cấp rất nhanh mà những ai am hiểu về công trình thủy học sẽ rõ. Vì vậy nó sẽ không thể chịu được áp lực nước khi tích nước ở mực nước thiết kế, điều này dẫn đến “đập Tam Hiệp sẽ như cục phế thải, năng lượng điện sẽ giảm mạnh, khả năng tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp mà con đập này đảm nhiệm sẽ giảm mạnh”.

Trước viễn cảnh bi đát của đập Tam Hiệp, ngoài thiệt hại lớn về người và của ra thì khả năng cao là TQ sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực trầm trọng. Bởi vì như chúng ta đã biết, sông Trường Giang của TQ đảm nhiệm việc tưới nước cho các cánh đồng mênh mông ở vùng bình nguyên phía Bắc của TQ-nơi cung cấp cho TQ với hơn một nửa của tổng sản lượng lúa mì và 1/3 sản lượng bắp của toàn quốc.

Trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, TQ có 1 hạn chế rất lớn đó là phụ thuộc vào các nguồn cung lương thực ở bên ngoài mà Mỹ, Brazil, Canada…lại là các “nhà cung cấp chính” cho TQ để TQ bù đắp vào sự thiếu hụt vì khả năng tự cung tự cấp của TQ không thể nào đáp ứng đủ cho 1 tỷ 400 triệu cái miệng ăn, mà dân TQ lại ăn như con thuồng luồng vậy. Nay trước nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp và hậu quả của việc “xả lũ cứu đập” thì TQ sẽ rơi vào một đợt đại khủng hoảng về lương thực là gần như không thể tránh khỏi.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ tỏ ra tử tế với tuyên bố sẽ “xả nước cứu Mekong”. Bởi vì các vùng nông nghiệp, các vựa lúa của các nước vùng hạ lưu Mekong cũng là “những nhà cung cấp chính” và còn là “bạn mua bán lâu năm” của TQ. Phải cứu lấy các đồng bằng ở hạ du Mekong là một quyết định sống còn của TQ khi số phận của đập Tam Hiệp đang như “chỉ mành trước gió”. Phải chăng đây là cơ hội cho các nước vùng hạ lưu Mekong đòi lại công lý ?

___________________________________

Cho ai chưa hiểu rõ ý của bài: đập Tam Hiệp bị xuống cấp thì khả năng tích nước sẽ hạn chế đi. Ngoài sản xuất năng lượng ra nó còn làm nhiệm vụ tưới tiêu cho hàng chục ngàn hecta đất canh tác ở phía Bắc TQ. Khi không thể tích nước theo thiết kế thì nhiệm vụ tưới tiêu cũng sẽ hạn chế. Vì vậy nó sẽ gây ra cảnh mất năng suất, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực cho nên phải xả nước ở những con đập đang ngăn dòng chảy của sông Mekong để cứu lấy những vựa lúa ở các vùng này chứ không hề nói sông Mekong thông thủy với Trường Giang.

“Khi đám người xấu bỗng tỏ ra tử tế thì ta cần phải xem lại. Mọi khi họ khốn nạn nhưng nay lại xuống giọng tỏ ra hào hiệp chứng tỏ họ đang cần cái gì đó của ta”-cái này bố mẹ, ông bà, các cụ nhà ai cũng dạy ?. Còn nữa:”Cứu người cũng là cứu mình” ?

**********

Hoàng Quân





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *