Nguyễn Chích: Quân sư nổi bật của nghĩa quân Lam Sơn, người xoay chuyển thế cục cuộc…

Nguyễn Chích: Quân sư nổi bật của nghĩa quân Lam Sơn, người xoay chuyển thế cục cuộc khởi nghĩa với kế sách vào Nghệ An

Nguyễn Chích: Quân sư nổi bật của nghĩa quân Lam Sơn, người xoay chuyển thế cục cuộc khởi nghĩa với kế sách vào Nghệ An

Nguyễn Chích ( 阮 隻) (1382–1448) là công thần khai quốc hàng đầu nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Nguyễn Chích thuở nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ, tuy gia cảnh khó khăn nhưng ông từ nhỏ đã thông minh, mẫn tiệp, trung thực, có chí lớn

Năm 1407, Nhà Hồ mất nước, Ông nuôi chí đánh đuổi người Minh để cứu nước. Toàn Thư và Lam Sơn Thực Lục chỉ chép giản lược về thời gian trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của ông. Căn cứ chống Minh ban đầu của ông xây dựng là tại Vạn Lộc. Từ Vạn Lộc, Nguyễn Chích đánh ra các vùng xung quanh, cả huyện Đông Sơn quân Minh không dám đến cướp phá. Có thể thấy, với 1 lực lượng nhỏ hơn rất nhiều nhưng ông đã khiến cho quân Minh không thể cướp phá trên địa bàn của mình. Điều đó, chứng tỏ tài thao lược của Nguyễn Chích.

Sau một thời gian ở Vạn Lộc, lực lượng của Nguyễn Chích phát triển. Ô liền tiến quân đánh chiếm núi Hoàng và núi Nghiêu là vùng giáp 3 huyện Đông Sơn, Nông Cống và Triệu Sơn, xây dựng khu vực này thành căn cứ lớn. Căn cứ này có vách núi dựng đứng và sông Hoàng chảy qua là chiến hào tự nhiên, thuận lợi cho việc phòng thủ lẫn tiến công. Ở đây, lực lượng của Nguyễn Chích ngày càng mạnh, thanh thế khắp một vùng Đông Sơn, Nông Cống và Ngọc Sơn.

Năm 1418 Lê Lợi khởi nghĩa, có gửi thư mời Nguyễn Chích tham gia. Nguyễn Chích đồng ý về theo Lê Lợi nhưng thời gian đầu vẫn ở lại Hoàng Nghiêu. Đến năm 1420 ô mới đem lực lượng của mình hội với chủ tướng Lê Lợi

Từ năm 1421 đến 1423, Nguyễn Chích lập nhiều chiến công. Tiêu biểu là trận Sách Khôi (tháng 2/1422) đánh bại 10 vạn quân Trần Trí (Theo sử ta, Minh Thực Lục ghi là 4 vạn quân). Những chiến công này chứng tỏ năng lực tác chiến vượt trội của ông.

Hiến kế vào Nghệ An – ĐỆ NHẤT MƯU LƯỢC CỦA LAM SƠN

Trước năm 1423, quân Lam Sơn tuy có thắng quân Minh vài trận. Nhưng thế mỏng lực yếu. Không thể giằng co lâu dài với địch. Tình thế kéo dài thì rất nguy hiểm. Chủ tướng Lê Lợi họp bộ chỉ huy đặt câu hỏi: Chúng ta sẽ đi đâu để lo việc thiên hạ??

Trong số các tướng, chưa ai đưa ra được ý kiến gì, duy có Nguyễn Chích thưa rằng:

“Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông. Tôi đã từng qua lại Nghệ An nên rất thông thuộc đường đất. Nay hãy đánh trước lấy Trà Lân, chiếm cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Quan thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”.

Có thể nói, đây là ý kiến chính xác, hoàn hảo cho quân Lam Sơn khi đó vì các lý do:

1, Nghệ An (khi đó bao gồm cả Hà Tĩnh) là khu vực đất đai rộng lớn. Địa hình lại rất phù hợp cho tác chiến. Phía đông và phía nam của Nghệ An là vùng đồng bằng trù phú, đông dân. Phía tây là vùng núi rừng hiểm trở dễ thủ khó công.

2, Dân Diễn Châu nổi tiếng về sự thiện chiến, can đảm, rất đoàn kết, sẵn sàng chịu khó chịu khổ. Hơn nữa, vùng Hoan Diễn đời Lý Trần vốn được xem là nơi “Trung Hoa lễ nhạc vô” cư dân ở đây từ thời chống Nguyên Mông đã nổi tiếng về sức chiến đấu anh dũng.

3, Diễn Châu là vùng ở xa trung châu. Bộ máy cái trị Minh ở đây lỏng lẻo và suy yếu. Từ thời Trùng Quang khởi nghĩa, đây là vùng quân Minh chống cự yếu nhất. Ngoài thành Nghệ An ra thì ở các huyện hầu như không có quân chính quy nhà Minh.

Qua những phân tích kể trên, chúng ta có thể thấy tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Chích. Tất nhiên, Lê Lợi và bộ chỉ huy ngay lập tức đồng ý và thực hiện kế hoạch của ông. Thành quả sau đó của chiến lược này thật sự vượt quá mong đợi. Lam Sơn không những có đất căn bản để lo việc thiên hạ mà còn có động lực để bình định thiên hạ.

Từ đó, mới có: “Trận Bồ Đằng: Sấm vang chớp giật,

Trận Trà Lân: Trúc chẻ tro bay”.

Sử sách sau này tán tụng chiến lược của Nguyễn Chích. Có thể coi đây như một Long Trung Đối Sách của nghĩa quân Lam Sơn. Một kế như thúc giục rồng vàng cất cánh bay.

Những chiến thắng liên tiếp thu được ở Nghệ An giúp nghĩa quân Lam Sơn phát triển rất nhanh. Cuối năm 1424 đã khống chế gần hết Nghệ An. Cô lập quân địch ở châu trị. Cũng từ khi vào Nghệ An trở đi Lam Sơn đánh đâu thắng đó. Nguyễn Chích sau đó tiếp tục tham gia hàng loạt các trận chiến trên đất Bắc Bộ. Đặc biệt, khi các tướng Đinh Lễ, Lý Triện bị tử trận ở Đông Quan. Lê Lợi điều Nguyễn Chích đến cứu viện. Lập tức quân ta chuyển bại thành thắng.

Chiến công góp phần thắng lợi toàn cục của Lam Sơn lại gọi tên Nguyễn Chích. Trận chiến ải Lê Hoa ông đối đầu trực tiếp và đánh bại danh tướng Minh triều Mộc Thạnh.

Nhà Lê thành lập năm 1428, năm 1429, Nguyễn Chích được phong tước Đình thượng hầu, ban cho họ Lê của vua. Từ đó ông được gọi là Lê Chích.

Ông thuộc danh sách 121 người được phong thưởng công thần lần 1. Là nhóm trụ quốc đại thần. Tuy sau đó bị cách chức 1 thời gian mà không rõ nguyên nhân. Nhưng sau đó ô lại được phục chức tổng quản châu Hoá, trấn thủ Thát Ải. Chống quân Chiêm Thành, được phong tước Đình Hầu.

Năm 1448 ông mất, vua Nhân Tông truy tặng Nhập nội tư không bình chương sự, Hiến quốc công, thuỵ hiệu là Trinh Vũ.

Vua Gia Long về sau liệt ông vào làm bậc công thần khai quốc nhà Lê thứ nhì chỉ sau các Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả

Với công tích của mình, Nguyễn Chích xứng tầm quân sư số 1 của Nghĩa Quân Lam Sơn. Đúng là Gia Cát Lượng của nhà Lê vậy
Ảnh minh họa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *