Nguyễn Nhạc, một tài năng lớn bị lu mờ

Từ trước đến nay có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu nói về cuộc đời,tài năng và của Nguyễn Huệ, nhưng ít người biết được chính Nguyễn Nhạc là phần hồn của phong trào Tây Sơn, là điểm nhấn cho những chiến công hiển hách của người em Nguyễn Huệ.
Trong bài viết này xin trình bày một số kiến thức mà tôi biết được về ông.

1.Nghe lời thầy đổi họ, lấy khẩu hiệu phát động khởi nghĩa.
Anh em Tây Sơn vốn họ Hồ ,là con của ông Hồ Phi Phúc.
Sau họ đổi sang họ Nguyễn, để dấy binh, vì họ Hồ ở nước ta thời đó không được lòng dân ,người nước ta vẫn còn nhớ việc Hồ Quí Ly lộng quyền, giết vua, giết hại người trung lương ,cướp ngôi nhà Trần và cuối cùng bị nhà Minh diệt một cách dễ dàng.
Theo Tây Sơn bi hùng truyện thì thầy học của họ là ông Trương văn Hiến đã khuyên Hồ Nhạc đổi họ.

Nguyễn Nhạc lớn tuổi hơn Nguyễn Huệ nhiều (khoảng 15 tuổi) ,Nguyễn Nhạc làm nghề buôn trầu để nuôi mẹ và em.
Anh em Tây Sơn là học trò của ông Trương văn Hiến.Ông Trương là người văn võ toàn tài, vì lánh nạn Trương Phúc Loan, nên chạy đến vùng Tây Sơn.
sau một cuộc gặp gỡ với Nguyễn Nhạc,ông mở trường dạy học, mà anh em Tây Sơn là học trò đầu tiên của ông.

Học trò của Trương Văn Hiến còn có Phan văn Lân, Đặng Văn Long và Vũ Văn Dũng điều là danh tướng Tây Sơn sau này.
Vì Trương Văn Hiến là người văn võ toàn tài, nên anh em Tây Sơn chẳng dốt văn chương
vì bận sinh kế, nên Nguyễn Nhạc học ít nhất,song cũng võ nghệ cao cường
Nguyễn Huệ võ nghệ cao, giỏi dụng đại đao,giỏi binh pháp.
Nguyễn Lữ có khiếu về võ, sau này sáng tác ra nhiều món võ lạ, dạy cho binh sĩ.

Khi Nguyễn Nhạc khởi nghĩa(quân Tây Sơn tự cho là nghĩa quân, đánh kẻ độc ác là Trương Phúc Loan)Ông Trương văn Hiến làm quân sư cho Nguyễn Nhạc. Trương Văn Hiến làm quân sư chẳng được bao lâu thì tạ thế.
Vì Trương Văn Hiến là thầy của Nguyễn Nhạc nên Nguyễn Nhạc rất kính nể và nghe lời ông. Chính Trương Văn Hiến đã bảo Nguyễn Nhạc tạm tôn phù Đông Cung của chúa Nguyễn cho nên có khẩu hiệu: “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”.

2.tập hợp lực lượng,thu phục lòng người hướng theo Tây Sơn.
Khoảng năm 1772, sau khi đã dựng cờ khởi nghĩa nhưng phạm vi hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn mới ở trong vùng Tây Sơn hạ đạo, để mở rộng địa bàn và phạm vi hoạt động, ba anh em Tây Sơn bàn cách thuyết phục các dân tộc vùng Tây Nguyên, chủ yếu là khu vực Tây Sơn thượng đạo. Với dân tộc Gia Rai Nguyễn Nhạc thu phục dễ dàng, mọi người coi ông như “vua Trời”, nhưng với dân tộc Xê Đăng thì phải làm cho họ thấy sự khác thường của người Trời.
Đọc thêm bài viết để biết thêm chi tiết: http://www.baobinhdinh.com.vn/568/2003/4/3110/

Nữ tướng dân tộc trở thành vợ của vua trời:
Ya Dố (có sách chép là Yă Đố) con gái một vị tộc trưởng người dân tộc Bana ở plây (làng) Đê H’Mâu thuộc khu vực rừng núi Mộ Điểu (nay thuộc xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là một thiếu nữ trẻ tuổi, xinh đẹp, nhưng có tài tổ chức thạo việc làm ruộng rẫy và có uy tín với dân chúng nhiều buôn làng.
Người vợ Bana này đã đóng góp công sức không nhỏ cho nghĩa quân Tây Sơn thuở ban đầu, không chỉ đưa anh em Nguyễn Nhạc đi kết giao với các tù trưởng người Xê đăng, Gia Rai, H’rê… mà còn giúp chiêu mộ quân lính thuộc các dân tộc Tây Nguyên.
Đọc thêm: https://lsvn.vn/chuyen-it-biet-ve-hai-nu-tuong-dan-toc-thie…

3.khả năng ứng biến,xử lý tình huống và tài nhìn người.
tháng 9 năm 1773, Nguyễn Nhạc đánh thành Quy Nhơn, rồi tiếp tục thừa thắng đánh rộng ra chiếm toàn bộ vùng Quảng Nam. Từ cuối 1773 đến giữa 1774, quân Tây Sơn và quân chúa Nguyễn liên tục đụng độ nhau, ăn miếng trả miếng, đất Quảng Nam bị giành giật từng tấc,thế giằng co còn chưa đi đến ngã ngũ thì quân Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc thống lĩnh kéo vào. Giáp mặt với Quận Việp một trận ở Cẩm Sa, Nguyễn Nhạc thua to. Nhưng rồi ông nhanh chóng đi một nước cờ khôn ngoan, là xin đầu hàng quân Trịnh.
Hơn nữa, trong thế bị dồn vào chân tường, ông còn mạnh dạn, quyết đoán sử dụng người em Nguyễn Huệ mới 23 tuổi, chưa từng làm chủ tướng, cầm quân đi đánh một trận quyết định (Phú Yên) mà chỉ có thắng mới còn đường sống.

4.Nhìn xa trông rộng, có ý định Nam tiến nối tiếp các chúa Nguyễn.
Trong Việt Nam sử lược của tác giả Trần Trọng Kim có đoạn:”Nguyên lúc trước vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc vốn không có ý ra đánh Bắc Hà, đến khi tiếp được thư của Nguyễn Huệ nói sắp ra đánh ngoài Bắc, Nguyễn Nhạc vội vàng sai người ra Thuận Hóa ngăn lại. Nhưng khi sứ thần ra đến nơi, thì Nguyễn Huệ đã cử binh đi rồi. Sau lại tiếp được thư nói rằng quân Tây Sơn đã lấy được Thăng Long rồi, và còn phải ở lại để giúp nhà Lê, Nguyễn Nhạc sợ em ở lâu ngoài Bắc Hà có sự biến chăng, bèn đem 500 quân ra Thuận Hóa, rồi lấy thêm 2.000 quân nữa, đi không kể ngày đêm ra Thăng Long.

Vua Chiêu Thống được tin vua Tây Sơn ra Bắc, bèn đem bách quan ra đón ở ngoài Nam Giao. Nhưng Nguyễn Nhạc cứ đi thẳng, rồi cho người đến nói rằng: xin để ngày khác tiếp kiến. Được mấy hôm Nguyễn Nhạc mời vua Chiêu Thống sang phủ đường làm lễ tương kiến, Nguyễn Nhạc ngồi giữa, vua Chiêu Thống ngồi bên tả, Nguyễn Huệ ngồi bên hữu, các quan văn võ đứng hầu hai bên.

Khi vào làm lễ xong rồi, vua Chiêu Thống xin nhường mấy quận để khao quân. Nguyễn Nhạc nói rằng: “Vì họ Trịnh hiếp chế, cho nên chúng tôi ra giúp nhà vua; nếu bằng đất nước họ Trịnh thì một tấc cũng không để lại, nhưng mà của nhà Lê thì một tấc cũng không dám lấy. Xin mong nhà vua gắng sức làm việc, giữ yên cõi đất, để đời đời giao hiếu với nhau, ấy là cái phúc của hai nước đấy”.
Có nhiều nhận định cho việc Nguyễn Nhạc ngăn người em của mình bắc tiến Thăng Long,do sợ em cậy tài năng lấn lướt quyền mình, sự thật có phải vậy?
Trong cuốn khâm định Việt sử thông giám cương mục , quyển 46 có đoạn : “vua Thái Đức đã nói rõ với người Bắc hà quan điểm của ông để người Bắc hà yên tâm rằng ông không hề có ý định chiếm giữ đất này. Ông không muốn kết oán với người Bắc hà, theo ông là một nước lớn có truyền thống lâu đời, và cho rằng, dù đời ông có chiếm được thì đời con cháu ông cũng không giữ được”.
Còn một ý kiến khác cho rằng ông muốn tập trung sức lực tận diệt lực lượng của Nguyễn Ánh và tham vọng phát triển về phía nam, mở rộng bờ cõi sang Chân Lạp. Việc Nguyễn Huệ bắc tiến Thăng Long hoàn ngoài dự định của ông.

Lời kết:
Phong trào Tây Sơn để lại dấu ấn trong tiến trình lịch sử trung đại Việt Nam, người gầy dựng và để lại dấu ấn đó là Nguyễn Nhạc, còn hào quang thuộc về người em của ông.
Về phần các sử gia nhà Nguyễn,do họ xem ông là kẻ thù nên những gì viết về ông cũng cũng không mấy tốt đẹp trong ba anh em(đánh bạc thua hết tiền thu thuế,lấy vợ em trai).

Ảnh Nguyễn Nhạc và người vợ dân tộc Ya Dố,do họa sĩ người Thái Pobsant Roockarangsarith vẽ.
——-
Ps: Tựa đề bài viết do tác giả tự đặt, nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau,ai biết thêm kiến thức bổ sung thêm ,mọi người tranh luận lành mạnh,đừng gây war, không ban quản trị lại xóa bài .


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *