Vậy 4 loại cây mà người xưa khuyên trồng trong sân là gì vậy?
Theo người xưa, phong thủy gia đình rất quan trọng, quyết định đến sự hưng thịnh của con cháu nhiều đời, giúp mọi người sống khỏe mạnh, hạnh phúc, làm ăn phát đạt.
Việc trồng cây cảnh trong nhà cũng rất quan trọng, làm tăng thêm vận khí cho gia đình. Ngày nay, đất chật, người đông, đa số mọi người sống ở thành phố, việc có sân vườn trồng cây là điều rất xa hoa.
Nhưng trước kia, đất rộng người ít, việc sở hữu khoảng sân để trồng cây cỏ là điều dễ dàng. Theo người xưa, trồng cây trong sân không chỉ có thể trang trí sân trong mà còn làm cho ngôi nhà trở nên tự nhiên hơn và khiến mọi người sống thoải mái hơn.
Đồng thời, người xưa tin rằng mọi thứ đều có hào quang, có ý nghĩa. Họ lựa chọn rất kỹ cây xanh để trồng vì các cây đều có ý nghĩa riêng.
Theo đó, có 1 số cây không được trồng trong sân như cây dâu, cây liễu, cây dương… Những cây cảnh này đều có “âm khí” nặng nề, gợi nhớ đến những điều không may mắn nên được khuyên không nên trồng trong nhà.
Người xưa cho rằng: “Trong sân có 4 cây, không giàu có cũng vương giả”. Đó là 4 cây nào vậy?
1. Người xưa khuyên: Trồng cây ngô đồng trong sân mang phúc khí vào nhà
Cây ngô đồng hay còn được gọi chính xác là cây ngô đồng thân gỗ, có tên khoa học là Firmiana simplex, là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ. Ở nước ta, trong kinh thành Huế trồng rất nhiều cây ngô đồng, có cây đã mấy trăm tuổi.
Đặc biệt nhất, theo truyền thuyết dân gian, cây ngô đồng là nơi trú ẩn ưa thích của phượng hoàng – một loài chim huyền thoại có ảnh hưởng lớn trong văn hóa các nước đồng văn Đông Á, bao gồm cả Việt Nam.
Người xưa cho rằng, trồng cây ngô đồng mang điềm đế vương, trong nhà sẽ sinh phượng hoàng, con cháu sẽ thành danh, nổi tiếng, nếu không cũng đem lại may mắn, cát tường.
Cây ngô đồng được xem là biểu tượng của sự cát tường, phúc khí, may mắn nên người xưa thường trồng nó trong sân vườn để đón hỉ khí vào nhà, xua đuổi những thứ xấu xa, xui rủi ra khỏi nhà.
Về ngoại hình, thân cây ngô đồng cao lớn và cường tráng, khi vươn cao thì hướng lên rất thẳng. Vỏ cây trơn nhẵn xanh biếc, lá cây nồng đậm, một mảnh xanh um, có vẻ uy nghi.
Cây ngô đồng khi hoa nở có màu hồng nhạt hoặc đỏ rực, kết hợp với truyền thuyết Phượng hoàng nên càng trở nên cao quý.
Loài cây này toàn thân đều là châu báu. Hạt của nó có thể dùng để ép dầu, vỏ của nó có thể dùng để đan dây thừng, thân và cành của nó cho gỗ rất tốt. Nhiều cây đàn piano nổi tiếng được làm bằng gỗ cây ngô đồng.
2. Người xưa dặn: Trồng cây lựu trong sân, con cháu hưng vượng
Có người cho rằng khi trồng cây trong sân, tốt nhất là nhìn cây có thể thấy được sự thay đổi của 4 mùa trong năm. Và cây lựu chính là loài cây có vẻ đẹp thay đổi theo từng mùa.
Cây lựu tương đối nhỏ nhắn nhưng sức sống của chúng rất ngoan cường. Chúng có vẻ ngoài thay đổi theo từng mùa.
Mùa xuân, cây lựu bắt đầu nhú những chiếc lá mới xanh mướt và xinh xắn. Vào mùa hè, cây lựu phát triển rất mạnh mẽ, lá rậm rạp và tràn đầy sức sống.
Bước vào mùa thu, cây lựu bắt đầu đơm hoa kết trái và cho những quả ngọt lành. Sau mùa đông, cây lựu bắt đầu rụng lá, mang đến cho người ta cảm giác đông giá, buồn bã.
Cây lựu là loại cây thân gỗ, trong phong thuỷ nó tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi. Những quả lựu căng đỏ tựa như những chiếc lồng đèn mang lại cho gia chủ sự may mắn, tài lộc trong cuộc sống.
Còn những chùm hoa lựu thì có tác dụng giúp gia chủ xua đuổi tà ma và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra khi đặt cây lựu đỏ trước nhà vào dịp lễ Tết sẽ giúp cho gia chủ thu hút tài lộc trong những ngày đầu năm mới và tô thêm phần sức sống cho căn nhà của bạn.
Người xưa cũng có câu: “Phía Đông trồng lựu là vàng, phía Tây trồng hồng là bạc” nói về ý nghĩa phong thủy cao quý của loài cây này. Quả lựu còn mang ý nghĩa tốt đẹp là đông con nhiều cháu. Ngày xưa, khi người dân nông thôn cưới hỏi có thể thấy hoa văn quả lựu trên song cửa sổ, trên gối.
Theo người xưa, trồng cây lựu ở trước nhà mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình ngày một giàu sang sung túc, hạnh phúc, bình an.
Nhìn chung, cây lựu không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà còn mang ý nghĩa tốt lành. Do đó, người xưa khuyên nên trồng cây lựu trong sân.
3. Người xưa nói: Trồng cây mộc hương trong sân, quý nhân tới cửa
Cây hoa quế có hương thơm ngọt ngào là một loài hoa nổi tiếng được nhiều người ưa thích. Mùa ra hoa của cây hoa quế thơm ngào ngạt cũng giống như mùa trái lựu chín. Đó là vào đêm rằm Trung thu.
Loài hoa này cũng có từ đồng âm với phú quý, giàu sang nên nó được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng và giàu có.
Hoa mộc hương thơm còn mang hàm ý quý nhân. Vì thế, người xưa còn có câu: “Mộc hương trồng trước nhà, quý nhân vào trong cửa”.
Mộc hương thơm ngọt cũng rất chiêu tài, gọi lộc nên càng được nhiều người ưa thích. Cây cảnh này thường được trồng ở sân nhưng nó cũng có thể được trồng trong chậu đặt ở phòng khách.
Nhiều gia đình trồng cây cảnh mộc hương trước cổng nhà, sân trước để mang may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Theo người xưa, mọi người nên trồng 2 cây đối xứng trước cửa nhà, tượng trưng cho tài lộc dồi dào, viên mãn.
Hoa mộc hương cũng có rất nhiều công dụng, có thể pha trà, ủ rượu, làm bánh…
4. Người xưa dặn: Trồng cây táo tàu trong nhà, gia đình tràn đầy tốt lành
Cây táo tàu cao và thẳng, mạnh mẽ và hùng vĩ. Lá của cây táo tàu vô cùng đẹp mắt, lá xanh bóng mát. Khi cây táo tàu kết trái, đó là một cảnh tượng ngoạn mục với nhiều loại trái cây.
Vào thời xưa, nếu gia đình muốn giàu có qua nhiều thế hệ, họ cần có người thừa kế gia tộc và trồng cây táo tàu trước cửa nhà.
Cây táo tàu còn được người xưa đặt cho ý nghĩa là “sớm sinh quý tử”. Đồng thời, táo tàu còn mang biểu tượng của sự tốt lành, làm ăn phát tài, phát lộc.
Quả táo tàu có vị ngọt thanh, mang giá trị dinh dưỡng cao. Người xưa coi đây như là một vị thuốc thần. Trong y học, táo tàu giúp cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa ung thư, điều hòa lưu thông máu…
Đó là lý do vì sao người xưa thường nói: “Ăn ba quả mỗi ngày, trẻ khỏe mãi không già” và khuyên nên trồng táo tàu trong sân.