Mọi người, kể cả tôi cũng vậy. Khi nghe một bài hát, với bản tính rất dễ nhạy cảm khiến chúng ta cứ ngỡ như bài hát nói về cuộc đời mình, sự tình của mình khi ấy. Chúng ta thường sẽ đem tất cả tâm tư, tình cảm của mình để tận hưởng những giai điệu trong ca khúc mình đang nghe. Có khi sẽ phát sinh một trạng thái tươi vui, khoẻ khoắn, yêu đời cũng có khi là rất buồn, rất hợp với tâm trạng. Nhưng liệu sau khi bài hát kết thúc, chúng ta có còn giữ lại cảm xúc ấy hay một thoáng sau là lãng quên?
Thật ra mấu chốt ở đây rất đơn giản. Người viết nhạc sẽ không dựa vào tâm tư của bất kì cá nhân nào mà ra một lời nhạc, và người nghe nhạc cũng không thể nào hiểu được tâm tư của người viết khi họ viết ra nó. Nên khi nghe bài hát, nghe gì cũng thấy giống đang nói về mình, cảm thấy sẽ không chân thật hay nói cách khác là giả dối.
Đã có ai đọc:” Người viết lời ca thì giả dối, kẻ nghe lời ca thì vô tình” của Trần Thăng, tôi thấy rất đúng với thực tại. Vì sao những người mới chia tay lại tìm nghe những bản nhạc buồn, lên facebook đăng story và gắn một bản nhạc thất tình? Vì họ nghĩ những bài hát đó đang nói về họ, họ chính là nhân vật chính trong lời ca ấy. Chính vì vậy mà kẻ viết lời ca là kẻ giả dối khiến cho trái tim người nghe lời ca vô tình tổn thương. Khi trạng thái họ ổn định, bắt đầu cuộc sống bình thường qua lăng kính lãng mạn của cuộc đời, họ lại thấy những bài hát ấy quả thực lại không phù hợp với mình. Có biết không, họ lại một lần nữa vô tình, họ đang vô tình với kẻ viết lời ca.
Âm nhạc luôn phong phú, tùy vào thể loại nhạc sẽ có những nét hay, nét phong phú rất riêng. Nhưng có lẽ nhạc tình là loại nhạc khiến người ta tổn thương nhất, đa số là vậy.. Nói chung thì nhạc nào cũng đáng nghe, đáng để thưởng thức vì người viết nhạc đã đặt hết tâm huyết vào bài hát ấy, và họ cũng đã vô tình trở thành những kẻ giả dối, người nghe thì vô tình tổn thương…..
