NGƯỜI VIỆT NAM CHÉP SỬ VỀ THỜI KỲ TÂY SƠN

NGƯỜI VIỆT NAM CHÉP SỬ VỀ THỜI KỲ TÂY SƠN

Trái ngược với các đồng nghiệp phương Tây, các sử gia VN đã chép sử thời kỳ Tây Sơn một cách tỉ mỉ hơn, việc giải thích về cuộc nổi dậy cũng đáng chú ý hơn và thường dẫn đến những tranh cãi phức tạp. Thời kỳ này và những biến động kèm theo nó là điểm cốt yếu trong các câu chuyện kể về lịch sử xuất hiện trong các bộ sử chép về sau. Điều đáng tranh cãi là những vấn đề về tính hợp pháp chính trị, về sự phân ly và hợp nhất quốc gia, những xung đột và đối đầu trong xã hội. Sự dính líu của “người ngoài” trong những tranh chấp về chính trị ở VN, từ việc chúa Nguyễn Ánh liên minh với người Xiêm đến sự tín nhiệm của ông đối với các lính đánh thuê người Pháp, và cuộc xâm lăng quy mô lớn của quân Tàu nhân danh triều đại nhà Lê, tất cả đã khơi mào cho những xung đột xoay quanh vấn đề chủ nghĩa quốc gia. Những tranh chấp về việc chép sử này đã bắt đầu trước khi tàn dư của những cuộc xung đột đã được giải quyết xong và tiếp tục cho đến ngày nay, và đó là truyền thống chép sử đầy tranh cãi. Trong việc phân tích về nhà Tây Sơn, một mặt là sự quỷ hóa và phỉ bang nhà Tây Sơn của nhà Nguyễn sau khi kế tục họ về mặt chính trị, một mặt là sự vinh danh cùng tôn kính của các sử gia C.S trong thế kỷ XX, những người xem công cuộc cách mạng của họ là sự kế thừa tinh thần cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn.
Vào thế kỷ XIX, triều Nguyễn mà người sáng lập từng chống lại nhà Tây Sơn và cuối cùng lật đổ chế đọ này, đã miêu tả họ như là “giặc cướp” hay “phiến loạn”, bác bỏ mọi ý niệm cho rằng nhà Tây Sơn đã xây dựng một triều đại hợp pháp. Thêm vào đó, các sử quan triều Nguyễn lập luận rằng, việc tham gia của dân chúng vào phong trào TS lúc đầu là sản phẩm của sự lừa gạt, về sau là do bị cưỡng bách. Cách chép sử này rõ rang là nhằm chính thống hóa sự cầm quyền của nhà Nguyễn, chủ yếu cũng là sản phẩm của một thắng lợi quân sự. Tính chính thống của nhà Nguyễn kết hợp với sự thất trận của TS là điều mà Nola Cooke gọi là “huyền thoại phục hưng”, theo đó, các nhà cai trị mới họ Nguyễn đã phục hưng một chính thể do tổ tiên họ thiết lập hơn là kế tục vương quyền do nhà Lê để lại.
Xét về mặt chính thống, triều đại mới có thể chọn ưu tiên cách giải thích này, vào lúc mà những truyền thuyết phổ biến xoay quanh nhà TS bắt đầu đưa ra một cách giải thích nhằm lý tưởng hóa phong trào nổi dậy, và người dân vùng Bình Định tìm cách phục hồi tên tuổi những ai được xem là anh hùng hào kiệt của địa phương. Thêm vào đó, việc nhà Nguyễn tự đặt mình ra ngoài khuôn khổ của nhà Lê cũ đã khiến một vài danh sĩ Bắc hà viết riêng những tác phẩm về chế độ TS vốn là một triều đại ngắn ngủi được chính thức mô tả là bất hợp pháp. Vì thế, việc ghi chép lịch sử về phong trào TS ở thế kỷ XIX khá phức tạp và nhiều mâu thuẫn, hậu quả của những góc nhìn và mục tiêu chính trị khác nhau.
Hai mạch dẫn giải không chính thức này bắt đầu xuất hiện một cách rõ ràng hơn vào đầu thế kỷ XX khi sự suy yếu về mặt chính trị của nhà Nguyễn dưới sự thống trị của thực dân Pháp tạo điều kiện cho trước tiên là các sử gia theo chủ nghĩa dân tộc và sau đó là các sử gia Mác-xít đưa ra những giải thích khác hơn, khi họ khảo sát phong trào TS dưới ánh sáng của cuộc cách mạng VN.
Giới nghiên cứu đầu thế kỷ XX bắt đầu bỏ qua quan điểm coi nhà TS như “giặc cướp” hay “phiến loạn”. Thay vào đó, do ít bị ràng buộc bởi những mối quan tâm về ý thức hệ của một triều Nguyễn đã suy yếu, họ cho rằng ae nhà TS đã mưu cầu một quyền lực chính trị hợp pháp. Cùng lúc với sự xuất hiện khuynh hướng đó, các tài liệu vào đầu thế kỷ XX không bàn đến vấn đề hỗ trợ của dân chúng cho phong trào. Các tài liệu có liên quan đến người nông dân hầu như biến mất hoàn toàn trong tác phẩm của hai nhà viết sử nổi bật vào đầu thế kỷ XX là Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim, khi mà họ có thể bàn luận một cách thoải mái hơn về các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự thời kỳ TS. Phải chờ đến năm 1938, trong tác phẩm “VN văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh mới cho rằng chính sự tham gia của nông dân đã mang lại sức mạnh và thắng lợi của phong trào TS. Dù vậy, phải đến sau Thế chiến II, tiếp theo cuộc cách mạng của những người C.S và mối quan hệ mạnh mẽ của họ với nông thôn VN, việc miêu tả nhà TS như một “cuộc nổi dậy của nông dân” hay “phong trào nông dân” bắt đầu xuất hiện trong giới học thuật VN. Những biểu hiện này thường được quảng bá bởi các nhà sử học C.S vào nửa sau thế kỷ XX, và ngày nay chi phối các cuộc thảo luận có liên quan đến thời kỳ TS.
Những nhà học thuật đó hào hứng miêu tả cuộc nổi dậy của nhà TS như một cuộc cách mạng, hoặc trung dung hơn, là phong trào nông dân. Cả hai cách diễn tả này cho thấy là người nông dân VN đã ungrh hộ các nhà lãnh đạo phong trào TS và chính thể của họ sau này. Các nhà sử học làm việc và biên soạn dưới chế độ C.S lập luận rằng người nông dân đã háo hức ủng hộ các nhà lãnh đạo ngay trong thời kỳ đầu của cuộc nổi dậy, tiếp sau là sự hợp tác của giới nông dân hợp nhất trong nỗ lực hào hung nhằm thống nhất đất nước và đánh đuổi giặc ngoại xâm – quân Xiêm năm 1785 và quân Tàu năm 1789. Cách phân tích này dẫn đến một lập luận sai có tính ngụy biện khi cho rằng động cơ hợp tác của người nông dân xuất phát từ hành động của họ. Vì thế, sự kiện những đạo quân nông dân chiến đấu chống lại sự xâm lược của người Xiêm hay Tàu được giải thích như sự tiêu biểu của một cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập quốc gia. Tương tự như vậy, việc quân đội TS vượt qua lằn ranh chia đôi hai nhà Trịnh – Nguyễn vào năm 1786 được miêu tả như sự thể hiện niềm khát khao cháy bỏng được nhìn thấy sự thống nhất đất nước hơn là theo đuổi một cách tầm thường sự giàu có, quyền lực, và cả sự trả thù.
Trong việc nhận định của các nhà chép sử C.S về nhà TS, người nông dân xuất hiện như những gương mặt anh hung, cao thượng và dũng cảm, thề hứa vì công bằng kinh tế và xã hội, vì một đất nước thống nhất không bị ngoại bang can thiệp vào. Người nông dân trong thời đại TS được miêu tả như những người tiên phong trong cuộc cách mạng được họ ủng hộ vào thế kỷ XX, cho dù sự thất bại cuối cùng trong việc chuyển đổi cơ cấu chính trị và kinh tế được xem như một chỉ dấu của sự hạn chế mạnh mẽ mà thời khắc lịch sử này đã áp đặt lên họ. Họ lập luận rằng cuối cùng chỉ có Đảng mới vượt qua được những giới hạn về nhận thức đã từ lâu kìm hãm óc sáng tạo của người nông dân. Sự miêu tả giới nông dân thế kỷ XVIII như những người ủng hộ trung thành nhà TS, có vẻ như đã biến họ trở thành kẻ đồng lõa với sự áp bức mà chính họ là nạn nhân, vì thời đại TS rõ ràng là thời kỳ của vô vàn khổ nhọc và khó khăn của người nông dân. Đó là thời kỳ mà lợi ích của sự nổi dậy, nếu quả thực có thể nhận thấy được, cũng hiếm khi vượt qua cái giá lớn lao mà nhóm người này phải trả.
Trong nhiều bài viết, người nông dân được đồng nhất với những nhà lãnh đạo họ, và điều này cho thấy rằng động cơ của các nhà lãnh đạo (chứ không phải của người nông dân) bằng cách này hay cách khác, cũng tiêu biểu hoặc phù hợp với động cơ của những người theo họ (thường khi là miễn cưỡng). Vì thế, cụm từ “Tây Sơn” thường được dùng để chỉ toàn bộ phong trào, người lãnh đạo cũng như người đi theo, được xem như có cùng quyền lợi như nhau, hoặc ít nhất cũng chồng chéo nhau, trong khi trên thực tế, các nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy thường không mấy quan tâm đến những người đi theo họ. Những người này thường tỏ ra miễn cưỡng hoặc bị cưỡng bức nặng nề. Cho dù một vài nhà viết sử VN gần đây bắt đầu có một cái nhìn phê phán hơn về thời kỳ TS, song không có một sự tái khảo sát một cách có hệ thống về thời kỳ nay, hoặc sách về cuộc nổi dậy vẫn chưa được xuất bản. Các tác phẩm cuối thập niên 1980 vốn tiêu biểu cho đợt cuối cùng những câu chuyện kể về phong trào TS, tiếp tục coi đó như một hành động kiêu hùng được dẫn dắt bởi chủ nghĩa dân tộc nhằm bảo vệ đất nước và quyền lợi của giới nông dân bị áp bức.
GEORGE DUTTON

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *