Một đứa trẻ.
Vừa mới ra đời chưa đầy một tuổi, mẹ của cậu đã qua đời vì tai nạn giao thông, phía gây ra tai nạn bồi thường cho gia đình cậu hơn 10 vạn tệ. (~360 triệu)
Không đến vài năm, số tiền đó đã bị ông nội lấy đi để xây một ngôi nhà.
Cậu do bà nội sau (vợ sau của ông nội) chăm bẫm, ông nội rất hay trêu chọc phụ nữ khác ở bên ngoài, mỗi lần về nhà đều có vẻ không vui mà đánh đập bà nội. Có lần, ông nắm tóc bà kéo lê từ nhà ra cái ao cách nhà tầm vài trăm mét, rồi dúi đầu bà xuống dưới. Nếu như những người qua đường không nhìn thấy, chắc bà đã chết từ lần đó.
Cuộc sống của bà cậu không tốt lắm, ngày ngày chăm bẫm một đứa trẻ từ lúc sáng sớm đến tối mịch cũng bắt đầu không còn kiên nhẫn. Lúc đầu, mỗi ngày bà đều cho cậu ăn uống đúng giờ, sau này số lần ông đánh đập bà tăng lên rất nhiều, vì thế mà bà ngày càng lạnh nhạt với cậu.
Chắc là từ lúc đi học, mỗi lần được nghỉ học về nhà tôi đều nhìn thấy bóng dáng cậu ấy liêu xiêu trong thôn, đầu luôn cúi cuống, đảo mắt khắp nơi tìm thức ăn trên đường đi. Những đứa trẻ khác đều nói cậu là ăn xin, không biết xấu hổ ăn lấy ăn để thức ăn rơi vụn trên đường, mọi người đều cười nhạo cậu, không ai muốn chơi với cậu.
Có lúc ở ngoài chẳng tìm được thức ăn, về đến nhà hỏi bà nội, bà trả lời cậu bằng một cái tát đau điếng người.
Ba cậu bởi vì chuyện của ông nội cho nên từ nhỏ đã phải trưởng thành trong một gia đình không trọn vẹn, chẳng đi học được là bao, thậm chí còn chưa tốt nghiệp cấp hai. Lúc sinh cậu cũng chỉ vừa mới 20, hoàn toàn không biết trách nhiệm là gì, cũng chưa từng quan tâm việc sống chết của con mình.
Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là vào thời gian nghỉ đông (nghỉ Tết), có lẽ cậu độ tầm 4-5 tuổi. Ở trung tâm thôn, ba cậu đang tranh cãi với một đám người, cười cười nói nói, sau đó bị một vài người trong đám đó đánh đuổi dã man. Lúc gắng sức chạy sau phía ba mình, ngã một xuống đất, lúc đó cậu lớn giọng gọi ba “Có người đánh con”, ba cậu dường như không nghe thấy, luôn miệng cười tươi không có ý định quay sang nhìn cậu. Cậu bé có chút lo lắng, nhìn chằm chằm người ba không có ý định bênh vực con mình, cuộc sống sau này của cậu càng bị ức hiếp tàn nhẫn hơn.
Nhà tôi mở một tiệm tạp hóa nhỏ trong thôn, kì nghỉ hè năm hai đại học, không có việc gì làm nên tôi về nhà giúp ba mẹ trông coi tiệm vài ngày. Cậu thường đến tiệm nhưng không mua thứ gì, bởi vì không có ai cho tiền cậu tiêu vặt. Mỗi lần đến cậu đều yên lặng đảo mắt nhìn những đứa trẻ ăn đồ hàng, chơi đồ chơi. Có lúc tôi nhìn thấy cậu, đưa cho cậu bé ít đồ ăn, lúc đầu cậu rất cảnh giác, thận trọng, thà ăn đồ ăn dưới đất chứ nhất quyết không nhận, nhưng sau khi tôi nhất mực đưa vài lần, cậu bé đã lấy chúng. Nhưng vẫn không nói chuyện với tôi.
Một lần khác, những đứa trẻ khác đến cửa hàng để mua pháo hoa, chúng tụ tập thành từng nhóm nhỏ, chỉ có mình cậu lạc loài giữa đám đông nhìn pháo hoa. Tôi lấy một chùm pháo hoa, lấy lại một cây, số còn lại để cho cậu tự mình đốt.
Cậu nhảy xung quanh đám pháo, miệng cười hớn hở, gọi tôi một tiếng chị, giống như lần đầu tiên cậu sống bằng thân phận một đứa trẻ đang độ 4-5 tuổi.
Buổi tối một đêm nọ, cậu đột nhiên chạy đến tiệm tạp hóa, thần thần bí bí kéo tôi vào một góc, đưa mắt nhìn xung quanh không có người, cậu mới chìa tay ra, bên trong là một viên kẹo. Cậu nói với tôi, viên kẹo này rất sạch sẽ, nó rơi từ túi của dì cậu và được cậu cất giữ đem đến đây đưa cho tôi.
Cậu mời tôi ăn kẹo…
Tôi nhìn cậu, sống mũi cay cay, đôi mắt long lanh, trong lòng trào dâng lên nỗi chua xót không sao che giấu được. Trước giờ tôi cũng không tốt với cậu là bao, chỉ không có bắt nạt cậu, cho cậu ăn uống tử tế vài lần mà thôi.
Từ đó về sau, chỉ cần nhìn thấy tôi, cậu liền vui vẻ chạy một mạch về phía tôi, gọi tôi một tiếng chị. Đôi khi cậu sẽ nói, ai đánh đập cậu, đôi khi cậu sẽ hỏi, tôi sống có tốt không.
Thời gian trôi qua trong chớp mắt, tôi cũng đã tốt nghiệp đi làm, thời gian về nhà cũng chẳng có mấy lần, cũng không còn gặp cậu nhiều là bao. Điều kì lạ chính là không biết xa cách bao lâu, chỉ cần cậu nhìn thấy tôi đều sẽ cười tươi chạy về phía tôi, dịu dàng gọi tôi một tiếng chị ơi. Mỗi lẫn nhìn thấy vết thương trên mặt, trên người cậu, tôi hỏi, cậu bảo là do mấy người khác đánh. Nếu trên người tôi có mang theo tiền, tôi đều lấy ra đưa cho cậu một ít, những lần như thế cậu không nhận, cậu bảo cậu có tiền.
Sau này, tôi nghe ba mẹ nói, càng lớn cậu càng ngốc, học mãi cũng chỉ có một lớp, 11 tuổi mới học lớp hai, học vài năm lớp hai thì trường không nhận nữa, bây giờ mỗi ngày đều xách xe đạp chạy từ đầu làng tới cuối xóm.
Năm ngoái, tôi cũng với đứa con trai ba tuổi về nhà ngoại. Nhìn thấy cậu của năm 14 tuổi, đen đen gầy gầy chạy xe đạp, khi nhìn thấy tôi, cậu lớn tiếng gọi chị ơi, hai tay đặt trước đầu xe, biểu diễn kĩ thuật chạy xe cao siêu của cậu cho tôi xem.
Việc học hành của một cậu bé 14 tuổi mãi mãi dừng lại ở năm lớp hai. Cậu dường như không có sự lém lỉnh của một đứa trẻ bình thường. Điều đó có thể thấy được từ sự chậm chạp trong suy nghĩ và lời nói không mạch lạc của cậu.
Kì nghỉ đông năm nay, tôi về nhà một chuyến, vừa hay gặp cậu cùng mấy đứa trẻ khác đang đánh nhau. Những người lớn vây xung quanh, náo nhiệt xem họ tranh tài. Cậu bị đánh ngã xuống đất, đầu bị một người khác giẫm lên, trên mặt bị xây xát không nhẹ. Tôi qua đó kéo cậu lên, đưa cậu về nhà.
Lúc tôi sơ cứu vết thương cho cậu, nhân tiện hỏi cậu tại sao lại đánh nhau, thông tin đại khái tôi nghe được từ cậu là những người đó nhìn thấy cậu sẽ đánh, không việc gì cũng đánh.
Tôi không biết nói gì với cậu.
Ngoài khả năng tự lo cho chính mình, cậu đã không còn bất kì năng lực sinh tồn nào nữa. Không thể biết đạt rõ ràng cách nghĩ của bản thân, cũng không biết đúng hay sai. Càng không thể nói với cậu, điều gì có thể làm, điều gì không thể làm. Chỉ có đánh và bị đánh mà thôi.
Tương lai sau này dài đằng đẵng, cuộc sống của cậu càng ngày càng khổ sở.
02/08/2020
Hai tháng trước, có không ít người nhắn tin riêng cho tôi hỏi hiện trạng hiện giờ của cậu bé đó. Kì nghỉ quốc khánh, nhân dịp tham gia lễ mừng thọ 80 tuổi của bà nội, tôi về nhà gặp cậu.
Dáng người cao cao, da đen, người gầy guộc, một thiếu niên 15 tuổi cao khoảng 1m70, có thể thấy được sự khác biệt hoàn toàn của cậu về ngoại hình so với những đứa trẻ cùng trang lứa.
Cậu thích chơi ở trung tâm hoạt động của thôn, trong những ngày nghỉ lễ, trong thôn có rất nhiều trẻ nhỏ, cậu cùng với một đám trẻ tầm 5-8 tuổi chơi đùa rất vui.
Có một người đàn ông trung niên chạy xe điện, lúc đi qua dừng xe, trêu đùa gọi tên cậu. Cậu vừa nhìn thấy, gom một đống đá nhỏ ném tới người đó, một lần ném khoảng vài ba viên. Lúc đầu người đàn ông đó còn cười đùa trêu chọc cậu, sau khi bị ném đá thì hiện rõ sự phẫn nộ, nên xuống xe…
Tôi ở phía xa gọi tên cậu, chạy qua đó, vứt hết đống đá trên tay cậu. Lúc đầu, phản ứng có điều kiện của cậu chống lại tôi, thậm chí cảm nhận được cậu đang dùng lực cố gắng gỡ tay tôi ra. Sau đó cậu nhìn tôi một lúc, đột nhiên lớn giọng gọi chị ơi.
Người đàn ông trung niên nhìn thấy, buồn bực lái xe điện rời đi.
Bánh gato của bà nội rất lớn, có tám tầng. Có rất nhiều đứa trẻ trong thôn đến chia bánh, cậu cũng có phần, mỗi người một góc tư riêng ăn bánh. Tôi theo ra ngoài, hỏi cậu muốn ăn nữa không, cậu chỉ chỉ bánh gato trên tay tôi, nói có.
Thông qua sự tường thuật của mẹ, tôi đại khái biết được tình trạng của cậu hiện giờ. Năm trước ba cậu đi tù, cuối năm nay mãn hạn. Ông bà nội đang bán pháo hoa, muốn duy trì cuộc sống cơ bản cũng không có vấn đề gì đáng lo. Hiện giờ cậu lớn rồi, ngoại trừ gia đình cậu, những đứa trẻ bình thường khác cũng không dám bắt nạt cậu. Nhưng có lúc cậu sẽ phản ứng thái quá, một khi cảm thấy người khác bắt nạt, cười nhạo cậu thì cậu liền chủ động tấn công.
Trên đường về nhà, tôi phải đi ngang nhà cậu. Nhà cậu là một căn nhà ba lầu, được xây bằng số tiền bồi thường tai nạn của mẹ cậu. Sau này sửa chữa thêm vài lần, trong ngoài cũng không tệ.
Từ xa, tôi thấy cậu chơi đùa trong sân, không chơi được bao lâu thì bước ra ngoài, nhìn ngắm dòng xe đến đến đi đi. Nhìn không được bao lâu thì trở về sân, ngồi thẫn thờ trước cổng. Một người lớn như thế, giữ mình ở trong sân nhà nhỏ, cảm giác thật khó chịu.
Có lẽ môi trường như thế, ngớ nga ngớ ngẩn, cảm xúc vẫn chưa được khai mở, đối với cậu đã là một hạnh phúc. Nếu cậu biết rõ mình đã phải chịu đựng những gì, có thể cảm nhận rõ ràng vui buồn của con người, hiểu được phồn hoa tráng lệ của thế giới này, nhưng lại không thể tự mình trải nghiệm thì sẽ chỉ càng thêm đau khổ thôi.
Nếu như cậu có thể sống cả đời không cần phải lo cơm ăn áo mặc, có lẽ cậu sẽ không cảm thấy khó khăn là bao.
Nhưng, ai có thể đảm bảo cậu một đời vô ưu vô lo?
Đây cũng chính là lí do tại sao cậu chỉ biết càng trưởng thành sẽ càng khổ sở. Cho nên cậu quyết không trưởng thành nữa.
—————–
“Trên thế gian này không có ai là không vất vả, chỉ là có người đang xem nhẹ đau buốt tái tê.”