Người phát minh máy vi tính chạy hệ vi xử lý đầu tiên và mạng máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới là MỘT NGƯỜI VIỆT NAM.
Người được nhắc tới là Kỹ sư Trương Trọng Thi.
“Cha đẻ của máy vi tính”
André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt. Ông được xem là “cha đẻ của máy vi tính” vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên.
Tiểu sử
Trương Trọng Thi sinh năm 1936 tại Chợ Lớn (Sài Gòn). Năm 14 tuổi, ông sang Pháp học, rồi trở thành kỹ sư ở Trường Vô tuyến điện Pháp (tên cũ là École Française de Radioélectricité hay EFR, nay là École des technologies de l’information et du management hay EFRE). Sau một thời gian làm cho Schlumberger, ông thành lập công ty riêng là R2E (viết tắt của Réalisation d’Études Électroniques).
Chiếc máy tính cá nhân Micral N do André Trương Trọng Thi sáng chế.
Nếu bạn gõ vào ô tìm kiếm Google dòng chữ tiếng Anh father of personal computer, địa chỉ đầu tiên trong trang kết quả cho bạn biết rằng cha đẻ của máy tính cá nhân là Ed Roberts, người sáng lập công ty Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS). Kỹ sư Ed Roberts sinh năm 1942, tốt nghiệp Đại học Miami. Ông là người đặt ra thuật ngữ personal computer.
Nếu thử hỏi Google bằng cụm từ father of microcomputer, trong trang kết quả tìm kiếm, ngoài Ed Roberts, bạn sẽ thấy có một người khác được nhắc đến như là cha đẻ của microcomputer. Đó là André Trương Trọng Thi, người sáng lập công ty R2E (Réalisations Etudes Electroniques) tại Pháp. Trang mạng của Bảo tàng Lịch sử Máy tính (Computer History Museum) tại California có ghi: “Micral là máy tính thương mại hoàn chỉnh đầu tiên dùng bộ xử lý Intel 8008, không phải là bộ đồ chơi kỹ thuật số. Thi Truong phát triển máy tính Micral và Philippe Kahn phát triển phần mềm cho máy tính đó”.
Năm 1973, ông chế tạo ra Micral mà nhiều người coi là máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Một bản mẫu của nó hiện được trưng bày trong Viện bảo tàng máy tính Boston (Mỹ). Chiếc máy này ra đời hơn một năm trước máy Altair của công ty Mỹ MITS Electronics, công ty này cũng cho mình là cha đẻ của PC.
Chiếc máy tính Micral của kỹ sư Trương Trọng Thi đã được hội đồng chuyên gia công nghệ (Tổ chức tại Hoa Kỳ) công nhận là chiếc máy tính đầu tiên trong lịch sử chạy bằng vi xử lý. Hiện nay trong bảo tàng máy tính Boston (Hoa Kỳ) còn trưng bày chiếc máy tính Micral ghi năm 1973.
Máy tính hoàn thiện đầu tiên trên thế giới (Micral) của Trương Trọng Thi có gắn bộ vi xử lý microprocessor (Intel 8008)
Được công bố vào tháng 2 năm 1973, hệ máy Micral của ông Thi được xây dựng trên nền chip Intel 8008, dung lượng bộ nhớ 256 bytes (với khả năng mở rộng lên… 1K), có đầy đủ màn hình và bàn phím.
Năm 1974, ông Thi đã thuyết trình về Micral, lúc này đã được bổ sung thêm ổ cứng và ổ đĩa mềm, trước Hội thảo Máy tính Quốc gia Hoa Kỳ.
Khi quay về Pháp ông đã cho ra đời máy tính Micral với bộ vi xử lý Intel 8008, đây không chỉ là một máy tính tay đơn thuần mà là một chiếc máy tính cá nhân hoàn chỉnh có bộ nhớ 256 bytes (có thể mở rộng đến 1K!), bàn phím và màn hình.
Micral tiếp tục được phát triển đến năm 1978, năm đó R2E bị tập đoàn Bull mua lại. Tập đoàn này sau đó đã thương mại hóa các phiên bản khác nhau của Micral để phục vụ cho các cơ quan hành chính Pháp và các trạm thu lộ phí. Tuy nhiên, Bull lại không thực hiện ý tưởng của Trương Trọng Thi là phát triển chiếc máy này thành công cụ sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình.
Mặc dù không nói được tiếng Việt, kỹ sư Thi luôn nghĩ về quê hương nguồn cội của ông. Ngay trong năm 1973, kỹ sư Thi gửi một máy Micral đến Hà Nội, tặng cho Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Nhà Nước. Năm 1978, khi đang giữ chức giám đốc điều hành của R2E, kỹ sư Thi về Việt Nam đề nghị một dự án đầu tư nhằm sản xuất máy Micral, mặc dù không được sự tán thành của hội đồng quản trị R2E. Giai đoạn đầu của dự án là đào tạo chuyên viên và lắp ráp máy Micral tại Hà Nội.
Dự án của kỹ sư Thi đã không thành do thiếu sự đồng cảm cần thiết và cơ chế đầu tư còn nhiều cản trở. Vào thời điểm đó, công nghiệp máy tính châu Á chưa có gì, nếu không kể ngành sản xuất máy trò chơi Nhật Bản. Đầu thập niên 1980, Đài Loan mới bắt đầu lắp ráp máy tính cho các công ty Mỹ. Với sự đầu tư mạnh mẽ của những người gốc Hoa tại Mỹ, các ngành sản xuất phụ trợ của công nghiệp máy tính hình thành tại Đài Loan, tạo cơ duyên cho việc thành lập Công ty Acer năm 1985. Legend Lenovo của Trung Quốc được thành lập năm 1984, cũng phát triển theo cách tương tự.
Trong thập niên 1980 và 1990, kỹ sư Thi cùng những cộng sự xây dựng nhiều hệ thống thông tin dùng máy tính PC tại Pháp. Hệ thống thông tin dùng PC do kỹ sư Thi triển khai cho Quỹ Hưu trí tại Orleans (IGIRS) là mô hình khách-chủ (client-server) đầu tiên trên thế giới, sau này trở thành chuẩn mực phổ biến cho hệ thống thông tin doanh nghiệp.
Năm 1995, ông thành lập APCT, một công ty chuyên về các phần mềm bảo mật.
Ông được trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh vào năm 1999.
Công lao của Trương Trọng Thi trong ngành máy tính còn được ghi nhận ở những ý tưởng tiên phong về loại máy vi tính tương thích, về xử lý và lưu trữ dữ liệu, về lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang học.
Ngày nay, những đại gia sản xuất máy tính tại Pháp là Bull, hãng đã mua lại R2E, công ty của ông Trương Trọng Thi. Dòng máy Micral phiên bản mới với những con chip hiện đại nhất hiện vẫn được coi là vũ khí chủ lực của Bull hiện nay.
Có một điều ít ai biết, chính Andre Trương là người đã tạo ra hệ thống điện toán đám mây, từ đó tạo nên mạng máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới NPC (Network Personal Computer) đang được ứng dụng rộng rãi trên máy tính hiện đại. Ông là người được cấp bằng phát minh đầu tiên về lưu trữ dữ kiện điện toán đám mây trên đĩa optical, một công trình quan trọng trong việc sử dụng PC để xử lý và lưu trữ dữ kiện qua các chương trình ứng dụng quản lý tài liệu điện toán (GED).
Điều này đã đánh dấu như bước ngoặt trong lịch sử của nền thương mại công nghệ thông tin, thu hút sự quan tâm của những “ông lớn” như: Dell, Intel….
Tạp chí Industrie et Technologies (www.industrie-technologies.com) tại Pháp vẫn xem Douglas Engelbart – cha đẻ chuột máy tính, André Trương Trọng Thi – người sáng lập máy tính chạy hệ vi xử lý cá nhân đầu tiên – và Steve Jobs – người sáng lập công ty Apple – là những người mở đầu thời đại máy tính cá nhân.
Công lao của ông Trương Trọng Thi trong ngành máy tính còn được ghi nhận ở những ý tưởng tiên phong về loại máy vi tính tương thích, về xử lý và lưu trữ dữ liệu, về lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang học…
Có thể có người Việt Nam còn chưa kịp biết đến một trong 2 nhà phát minh ra máy vi tính là người đồng hương của mình. Có thể ông Trương Trọng Thi chưa kịp đóng góp gì về điện toán cho đất nước nơi ông sinh ra. Nhưng giờ đây, khi ông đã ra đi (ông qua đời ngày 29/3/2005), chắc chắn, sẽ có thêm những người Việt biết đến ông, và thêm tự hào rằng người phát minh ra máy vi tính là một người Việt Nam.
NGUỒN:VNN, BÁO NHÂN DÂN
Thêm thông tin:
Năm 1972, miền Bắc đang đàm phán với Mỹ về một cuộc ngừng bắn tại VN. Còn tôi thì đang giữ chức vụ trưởng phòng điện toán IBM của công ty rượu bia Pháp, BGI. Tôi đã bỏ công ty Mỹ, IBM WORLD TRADE, qua đầu quân BGI, với mức lương khũng cao nhất nước (13 cây vàng/tháng, nhưng thuế thu nhập nuốt hết 6,5 cây/tháng).
Khi về làm cho BGI, thì tôi lại rất bực tức đối với IBM vì giá cho thuê máy điện toán quá mắc, và khách hàng thuê phần lớn toàn là những cơ quan chính quyền (Ngân Hàng QG, Air VIET NAM, Thuế vụ, Hãi quan, Bưu điện, Điện lực, v.v..). Do đó, khi nghiên cứu hệ thống điện toán cho BGI, tôi khuyên BGI nên mua đứt máy, đừng thuê máy, vì chỉ sau 5 năm là thu hồi vốn. Máy của BGI trong thực tế hoạt động từ 1968-1988, 20 năm (với 10 năm bị cấm vận kỹ thuật của Mỹ đối với VN) .
Vào đầu năm 1972, tôi đọc được một tin trong tờ báo tin học Pháp, Informatique et Gestion (tin học và quãn lý): một người Pháp, gốc Việt tên là Trương Trọng Thi, có thành lập một công ty tin học mang tên R2E và đã thành công làm ra một máy micro ordinateur (máy vi tính), sử dụng mạch Intel 8008, hệ điều hành Prolog và ngôn ngữ assembler và basic. Giá vào khoãng 1.800 đô (so với 700.000 đô như tại BGI). Chiếc máy đầu tiên đươc đặt tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp INRA (Pháp). Đọc được tin này, bạn không biết tôi mừng húm thế nào: tôi có dịp chơi IBM; nếu máy được lắp ráp tại VN, thì có thể tin học hoá nhanh các cơ quan công quyền với giá rẽ, đối với một nước kém phát triển như VN sử dụng Micral là một lợi ích rất lớn.
Tôi liền tìm hai người có thể thực hiện ý đồ của tôi: anh Trương Công Trứ, dân Quảng Trị, hiện giữ chức vụ trưởng phòng thảo chương viên tại Ngân Hàng Quốc Gia; ông Dương Tấn Thinh, giám đốc trung tâm điện toán của Ngân Hàng QG. Hai người này có tiếng nói rất lớn đối với các cơ quan công quyền miền Nam, và cũng rất khoái tôi, vì tôi đã giúp họ rất nhiều.
Ông Thinh, nhân danh Ngân Hàng QG mời ông Trương Trọng Thi qua VN bàn chuyện sản xuất máy Micral tại VN, đầu tư theo dạng FDI. Sau một thời gian đàm phán qua lại bằng thư từ, thì ông Thi đồng ý qua VN vào Noel 1972. Chúng tôi đã bày một bữa tiệc tiếp đón với tất cã những ai liên quan đến tin học trên sân thượng của ngân hàng ở bến Chương Dương để đón tiếp ông Thi. Rốt cuộc, ông ta không đến, vì vào lúc ấy Mỹ ném bom Hà Nội, rồi sau đó hiệp định Paris được ký vào đầu 1973. Òng Thi không thấy tương lai ở VN. Và tôi cũng mất dịp chơi xỏ IBM.
Sau đó, công ty R2E của ông Thi bị tập đoàn Honeywell-Bull mua lại, rồi cho vào xọt rác. Các bạn biết vì sao không? Chã ai cho bạn hay, nhưng tôi biết vì sao. Các tập đoàn HONEYWELL (Mỹ), và BULL (Pháp) vào lúc ấy hợp tác với nhau nhận ra rằng máy Micral sẽ thay đổi diện mạo của thị trường tin học trong tương lai, mà họ thì đã đầu tư mạnh vào các máy lớn (mainframe), nên họ mua các bằng sáng chế của Micral để cho huỹ, để tránh một đối thủ cạnh tranh tiềm năng như vậy sự xuất hiện của máy vi tính sẽ bị đẫy lùi về 10 năm sau. Và đúng thế, các công ty Mỹ Radio Shack và Tandy Corp đã sản xuất các máy vi tỉnh TSR-80, và tự xưng là người sản xuất máy vi tính đầu tiên, nhưng thật ra là của Trương Trọng Thi. Sau đó bạn thấy xuất hiện Apple, Microsoft, v.v.. Họ thừa hưởng cái chết của R2E, của Micral. Ngay ngôn ngữ Basic mà Bill Gates tự cho mình là người đầu tiên cho ra ngôn ngữ này, thì thật ra là của Trương Trọng Thi. Vào năm 1972, tôi đã đọc qua ngôn ngữ này trên tạp chí Informatique & Gestion. Việc mua lại một đối thủ cạnh tranh tiềm năng rồi cho diệt thường xãy ra. Chẵng hạn khi Microsoft mua phần mềm FoxPro của Aston Tate, cho lưu thông vài tháng, rồi cho rút khõi thị trường và cắt luôn việc hỗ trợ. FoxPro làm cho lâm nguy ngôn ngữ C, C++ , C#. Mà FoxPro là một ngôn ngữ lập trình rất tốt.
Sau 1975, tôi đã trình bày sự việc Micral cho một phái đoàn các nhà khoa học miền Bắc cầm đầu bởi Phan Đình Diệu, hy vọng làm chi đó, nhưng chã thấy chi cả. Bạn nên nhớ máy vi tính thực sự bùng nổ từ 1982 trở đi khi Bill Gates hợp tác với IBM cho ra máy PC. Mà Trương Trọng Thi đã cho ra 10 năm trước. Bạn thử nghĩ nếu ông Thi qua gặp chúng tôi vào cuối 1972, thì tình hình sẽ ra sao nhỉ. Chắc là sẽ không có Bill Gates, là cái chắc.
Do đó, ta phãi tự thán: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Nhưng theo tôi, ở đây là cái ngu của ai đó chứ không phãi tại trời.
DƯƠNG QUANG THIỆN