Có một mùa hè, tôi đến thăm nhà cậu và ở lại một ngày. Sáng hôm sau thức dậy ăn sáng, thấy em họ ngại ngùng đưa cho tôi một hộp bánh su kem và một gói cà phê, nói, chị ơi, cái này em lên thị trấn mua cho chị. Em thấy chị thường ăn sáng với bánh ngọt và cà phê, trên trấn chỉ có bánh su kem với và cà phê đóng gói, không biết chị có ăn quen không.
Bánh su kem là từ bơ thực vật, tỏa ra mùi hương đầy dầu mỡ, cà phê là một loại nhái của Nestle, một loại bột sữa kém chất lượng được trộn với bột cà phê.
Nhưng tôi vẫn rất thích nó.
Em họ tôi, lúc ấy là con của một gia đình nghèo, đã dùng tiền tiêu vặt ít ỏi của mình để đi khắp thị trấn mua bánh su kem và cà phê cho người chị họ giàu có của mình.
Hầu hết họ hàng của chúng tôi đều giàu có, duy chỉ có nhà cậu là nghèo.
Ban đầu gia đình cậu cũng không nghèo, nhưng khi cậu thất nghiệp và mợ đổ bệnh, gia đình bắt đầu trở nên nghèo khó.
Những người thân giàu có chúng tôi thường tới giúp cậu, nhưng cậu có sự kiêu ngạo của người có học, đón nhận không hề thản nhiên.
Lúc tôi học lớp 11 đi du xuân, trên đường đi tôi gặp cậu tôi đang gánh gạch ở một công trường. Cậu mặc bộ quần áo cũ dính đầy bụi bặm, nhìn thấy tôi thì nhoẻn miệng cười.
Tôi chạy tới chào cậu. Vừa lúc buổi trưa, cậu cố ý dẫn tôi đi ăn ngay một quán nhỏ ven đường. Cậu gọi cho tôi một bát mì hoành thánh thịt, còn thêm một cái trứng nữa, trong khi cậu chỉ ăn mì thanh thủy (mì kèm nước dùng).
Chúng tôi ngồi ăn cùng nhau, tôi gắp trứng bỏ vào bát cậu, cậu lại gắp ngược lại vào bát tôi.
Trên người cậu có mùi mồ hôi trộn với bê tông cốt thép, thật khó chịu.
Ăn xong, tôi trở về, cậu móc túi lấy ra 10 đồng để tôi gọi xe về.
Tôi đeo túi, trong túi toàn là đồ ăn vặt có giá không hề rẻ, tôi nhìn cậu đưa tiền lẻ cho tôi, trong lòng vô cùng khó chịu.
Ai sẵn lòng chịu cảnh nghèo khó chứ, ai sẵn lòng mặc quần áo khó ngửi, ai sẵn lòng chỉ ăn một bát mì thanh thủy sau nửa ngày làm việc nặng nhọc chứ.
Nhưng người cậu nghèo khó của tôi vẫn bày tỏ tình yêu thương với cháu gái bằng một bát mì hoành thánh thịt kèm trứng. Tình yêu của những người nghèo đôi khi không có lựa chọn nào khác ngoài việc thể hiện mình bằng những cách rẻ tiền và vụng về.
Mợ tôi là một người lương thiện, hào phóng, trước đây khi điều kiện gia đình còn tốt, không bao giờ ngần ngại cho chúng tôi tiền.
Khi còn nhỏ mỗi lần đến nhà mợ chơi, mợ ấy đều mua quần áo và đồ ăn vặt trái cây ngon cho tôi.
Sau khi gia đình trở nên nghèo khó, một năm nọ, mợ đến nhà tôi mượn tiền đóng học cho con. Mợ mang gà và bánh đến, dẫn cả cậu em họ áy náy ngồi trên sofa.
Mẹ tôi đưa cho mợ một khoản tiền nói không cần trả lại, cho con đóng học phí và mua mấy bộ quần áo.
Mợ nghiêm túc nói rằng nhất định sẽ trả lại, sao có thể lấy tiền của chị mà không trả chứ.
Lúc mợ về, mẹ tôi gói rất nhiều đồ ăn, bảo tôi mang xuống cho mợ, tôi thấy mợ vẫn luôn lau nước mắt.
Nếu không phải vì nghèo khó thì ai lại bằng lòng đến nhà họ hàng giàu để mượn tiền, bối rối ngồi trên ghế sofa nhà người khác. Cho dù mẹ tôi là chị cả của cậu, lại còn là người chị có tiền, nhưng đối với một người mợ có lòng tự trọng cao mà nói, nếu không phải vì quá khó khăn cũng sẽ không mở miệng.
Gia đình cậu tôi nghèo rất nhiều năm.
Khi em họ tôi học tiểu học, đã xem một bài báo về vấn đề quân sự, giới thiệu về sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ và khoảng cách giữa Trung Quốc. Cậu quyết tâm đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ bờ biển.
Nghe có vẻ nực cười. Đặc biệt là một đứa trẻ nhà nghèo, nếu bạn nói lý tưởng như vậy, ước chừng sẽ bị nhiều người phỉ nhổ và sẽ nói với bạn rằng lý tưởng của người nghèo là ảo tưởng.
Em họ tôi không biết làm thế nào, điều duy nhất cậu ấy biết là chăm chỉ học tập và thi vào học viện quân sự.
Cậu ấy hiểu thi trường quân đội ngoài thành tích tốt thì còn cần tố chất thể lực tốt, mắt không được cận thị.
Vì đạt được mục tiêu phải học tập tốt, để tránh cận thị lúc học phải chú ý tư thế ngồi, tận dụng tối đa thời gian ban ngày để học, buổi tối đi ngủ sớm.
Để có thể lực tốt thường xuyên tiến hành chạy bộ.
Các bạn cùng lớp nói cận thị không có gì, làm hồ sơ thì mổ được, nhưng biết gia đình không đủ tiền mổ cận thị nên chỉ đành cắt đứt nguồn gốc cận thị.
Trong mắt cậu mợ tôi không đả kích thằng bé mà khích lệ nó.
Lúc cậu nghèo nhất vẫn dành tiền mua sữa cho con, ban đầu thằng bé vì tiết kiệm tiền nên không uống nhưng cậu nói uống sữa sẽ cao nên nó bắt đầu uống mỗi ngày một hộp.
Mẹ tôi và cậu nhỏ biết chuyện, mỗi tuần đến nhà họ không mang gì khác ngoài thịt, trứng, sữa.
Cậu mợ dù nghèo nhưng nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, lại hiền lành.
Tôi nghĩ nếu như không phải vì con bọn họ sẽ không đón nhận những giúp đỡ từ người thân này.
Lên cấp ba, em họ tôi vào thành phố học.
Mợ nhỏ cũng rất tốt bụng, tuần nào cũng cùng cậu tới đón em họ tới nhà ăn cơm. Mợ nhỏ mở siêu thị, em họ rất hiểu chuyện giúp mợ sắp xếp hàng, vận chuyển đồ. Mẹ tôi rất bận, thường vắng nhà vào cuối tuần, nhưng khi có thời gian, mẹ tôi đến trường để gặp em họ và mua quần áo, giày dép cho nó.
Lần nào thằng bé cũng nói, cô không cần mua cho con đâu, có quần áo cũ của anh họ, cô cho con là được.
Em họ rất tốt, chủ yếu là cậu mợ giáo dục rất tốt, dù nghèo nhưng không hèn, rất sáng sủa hào phóng.
Cậu bé mặc quần áo, giày dép cũ hàng hiệu của em tôi đi trong sân trường, bạn cùng lớp nói đồ trên người cậu không hề rẻ, thằng bé thản nhiên nói anh đồ cũ anh họ mặc rồi vứt đi, tớ tiếc nên lấy mặc.
Cậu bé có cô cậu giàu có nhưng chưa bao giờ xem sự trợ giúp đó là chuyện hiển nhiên.
Sau khi thi đại học, cuối cùng thằng bé cũng đỗ vào trường đại học mơ ước.
Bây giờ nhà cậu tôi đã khá lên nhiều, ít nhất không phải lo lắng về tiền bạc Khi em họ tôi học lớp 11 cậu tôi đã đi làm, vì cậu tôi là người có học, đặc biệt là về kỹ thuật. Cậu tôi làm việc trong một nhà máy ở Chiết Giang, rất nhanh đã thành kỹ thuật viên.
Trường đại học thằng bé theo học không tốn tiền, điện thoại thằng bé dùng cũng là đồ thừa của cậu nhỏ tôi. Mợ tôi không bao giờ coi việc giúp đỡ của chúng tôi cho gia đình họ là điều hiển nhiên, mặc dù sự giúp đỡ đó là điều dễ dàng đối với chúng tôi, nhưng kiểu suy nghĩ này cũng ngầm ảnh hưởng đến em họ tôi. Vì vậy, thằng bé mặc quần áo cũ của anh họ mình mà không hề tự ti, vì vậy thằng bé mua quà cho cô và chú bằng số tiền kiếm được từ công việc làm thêm của mình.
Chỉ trích người nghèo dường như là đúng về mặt chính trị, bạn nghèo là đáng đời, bạn nghèo vì bạn không cố gắng. Nhưng cuộc sống có nhiều mặt, nếu như được lựa chọn, đâu ai chọn vùng vẫy trong sự nghèo khó.
Quần áo sạch đẹp, thức ăn ngon, những gì chúng ta có trong tầm tay là những gì mà nhiều người phải vất vả mới có được.
Nhưng người nghèo không nên chìm vào vũng lầy, họ cần nhìn thấy ánh sáng và chạm vào hy vọng.
Cuối cùng, nếu bạn là con của một gia đình nghèo, đừng quan tâm đến mùi vị của cái nghèo là chua hay đắng, hãy chăm chỉ học tập, đó là cách nhanh hơn để bạn bước ra thế giới.
