Trong chúng ta ai đã phải gào thét cứu lấy rừng. Save Tam Đảo: Rừng tự nhiên vốn là nơi giữ nước, thì nay rừng là phễu gom nước đổ về bản làng #reforestnow. Bản làng dưới chân Phan Xi Păng từ bao đời đã bao giờ đối mặt dòng lũ lớn đến vậy? Người dân vùng cao từ ngàn xưa luôn gắn bó và bảo vệ rừng, nay vì đâu không còn rừng nữa?
Sa Pa doanh thu du lịch hàng chục ngàn tỷ mỗi năm, bao nhiêu phần trăm số đó được dành để bảo vệ rừng cũng là bảo vệ du lịch bền vững? Cũng đừng ai nghĩ chỉ là chuyện của du lịch vùng cao. Mưa lớn bao lâu thì Hà Nội ngập úng diện rộng? Mưa lớn diện rộng thì Hà Nội ngập úng bao lâu?… Các hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn thế giới ngày càng rõ, cả về tần suất và quy mô.
Người Dao (Mán) ở Sa Pa có chiếc mũ thật ấn tượng. Hình dáng chiếc mũ tương đồng địa hình khu vực Hoàng Liên, tương đồng địa hình toàn cõi Á Châu. Họ cũng thờ Bàn Cổ Đại Vương khai thiên lập địa, họ có sách “Quá sơn bảng văn” kể chuyện vượt biển tránh hạn, nền văn hóa của họ vừa quen thuộc vừa bí ẩn. Có rừng già không lo lũ, không lo hạn.
Ps: Sa Pa có di tích đá tác cổ cũng mang thuộc tính địa hình, phải chăng của tổ tiên người Dao?