NGƯỜI LA MÃ CÓ THẬT SỰ SẠCH SẼ?
Nền văn minh La Mã nổi tiếng trong vấn đề vệ sinh, với những thành tựu nổi bật trong hệ thống cấp thoát nước, quy hoạch thành phố, với thói quen tắm rửa thường xuyên, những nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng.
Nhưng thực chất cơ thể họ có sạch sẽ hơn các cư dân trước và sau nền văn minh La Mã?
______________________________
______________________________
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy tình trạng nhiễm ký sinh trùng của cư dân thời kỳ La Mã về cơ bản không khác nhiều với các thời kỳ trước và sau đó, thậm chí một số thói quen của người La Mã còn khiến vấn đề vệ sinh trở nên tồi tệ hơn.
Một phép so sánh thường thấy giữa Đêm trường Trung cổ và ánh sáng của nền văn minh Hy La, là việc đổ phân xuống đường phố từ cửa sổ tầng 5 của lũ mọi rợ tăm tối, đối lập với sự sạch sẽ của các công dân Hy La văn minh ngời ngời. Nhưng trên thực tế, các cư dân của đế chế La Mã cũng biết ỉa đường đái bậy và quăng shit tứ tung như bất kỳ ai khác: một số graffiti tại di tích Pompeii là tác phẩm của những tên ỉa bậy khoe khoang chiến tích của mình trên phố; việc hất chất thải xuống đường nhiều tới mức một luật gia người La Mã thế kỉ 3 đã đưa ra lời khuyên cho những nạn nhân xấu số bị bom rơi trúng đầu.
Dĩ nhiên, chẳng ai để cho thành phố ngập ngụa trong đống shit, nhất là khi shit của người này là cơm của người khác. Đống shit đó sẽ được dọn và đem ra nông thôn, nơi chúng được chuyển thành phân bón (việc này có ở cả thời trung cổ và dưới đế chế La Mã). Tuy nhiên đây được cho là một lí do giải thích cho việc các ký sinh trùng lây qua đường tiêu hóa hầu như không giảm ở thời La Mã: do phân không được xử lí đúng cách, nên các ký sinh trùng cuối cùng lại trở về bàn ăn.
Thế còn những nhà tắm công cộng thì sao? Bạn thử tưởng tượng vô số người tắm chung trong một nguồn nước nóng, mà có lẽ là nước ấy không được thay thường xuyên như nước bể cá bên Nga đâu. Và cũng từ những nhà tắm như thế, ký sinh trùng đã lây từ người La Mã này sang người La Mã khác.
Sán dây cá lây lan rộng rãi ở thời La Mã, nguyên nhân có vẻ nằm ở ẩm thực – cụ thể là do món mắm garum làm từ thịt và ruột cá. Gót giày La Mã bước tới đâu, nước mắm garum đi theo đó; khi họ chinh phạt Gallia và Germania, quê hương của loài sán dây cá, nước mắm theo các thương đoàn mang sán đi khắp đế chế.
Nói tóm lại, nền văn minh La Mã có thể đỡ bốc mùi hơn, nhưng không thật sự sạch sẽ như người ta thường nghĩ.
______________________________
Nguồn: Pier D. Mitchell