Vậy những điều mà người già dặn nên làm trước thềm năm mới là gì vậy?
Chỉ còn 7 ngày nữa là đến đêm Giao thừa, đón năm mới Giáp Thìn. Mọi người đều chờ mong năm mới sẽ đem lại cho họ những niềm vui và bất ngờ mới mẻ.
Mọi người cố gắng hoàn thành nốt những việc cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị sắm sửa về nhà đoàn tụ, đón Tết với gia đình.
Chỉ cần bố mẹ khỏe mạnh, vợ chồng con cái hòa thuận thì bữa cơm đoàn viên gia đình vào tối 30 đều đáng mong đợi.
Trong văn hóa truyền thống, đêm Giao thừa là thời điểm đoàn tụ gia đình, cùng nhau tạm biệt năm cũ, đón năm mới với nhiều kỳ vọng tốt đẹp.
Người già dặn, trước thời khắc Giao thừa, bạn nên làm những điều này để gia đình đón năm mới khỏe mạnh, an khang, tài lộc dồi dào, gia đình hòa thuận, mọi sự thuận buồm xuôi gió.
Người già dặn trước đêm Giao thừa 2 thứ cần vứt
1. Bát sứt mẻ
Còn “bát cơm” tượng trưng cho tiền của trong nhà, tượng trưng cho việc làm ăn phát tài của gia chủ. Nếu đũa bát bị vỡ thì chắc chắn gia đình sẽ hao tài tốn của.
Ngoài ra, thời xa xưa, người ăn xin thường dùng bát, đĩa bị vỡ để đi ăn xin, nên người bình thường cảm thấy nếu bát đĩa ở nhà bị vỡ mà tiếp tục sử dụng thì sẽ rất dễ “tiền mất tật mang”.
Theo quan điểm thực tế, bát đĩa sứt mẻ khi nấu nướng, rửa bát có thể gây đứt tay, chảy máu. Bát đĩa sứt mẻ khi ăn cơm, đãi khách cũng gây phản cảm, mất ngon. Còn đũa cũ mốc sẽ có độc tố, cực kỳ độc hại cho sức khỏe của con người
Như vậy, bát vỡ tượng trưng cho sự xui xẻo, khi ăn mỗi bát còn nguyên vẹn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Do đó, người già khuyên cần bỏ bát vỡ, sứt mẻ trước thềm năm mới.
2, Đũa cũ mốc
Người già cho rằng, đôi đũa tượng trưng cho ý nghĩa “phú quý”, trong cổ ngữ có câu “thêm bát mới, đũa mới, phú quý không ngăn được”.
Đũa làm bằng tre, gỗ dùng lâu ngày sẽ nảy sinh nấm mốc, cặn bẩn, có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người tiết kiệm vẫn không bỏ được những đôi đũa cũ.
Điều này không có lợi cho sức khỏe và phong thủy trong nhà. Do đó, người già khuyên nên vứt bỏ ngay những đôi đũa cũ và sắm đũa mới để năm mới thêm phú quý, mạnh khỏe.
Người già dặn 5 điều nên làm trước đêm Giao thừa
1. Dọn dẹp đón Tết
Theo người già, việc dọn nhà đón năm mới không chỉ để “nhà sạch cho đẹp” mà còn có ý nghĩa phong thủy rất sâu sắc.
Tết Nguyên đán được coi là sự khởi đầu của năm mới, quét bụi năm cũ, đón năm mới còn có ý nghĩa loại bỏ xui xẻo trong năm cũ ra khỏi nhà, chào đón những điều tốt lành trong năm mới với một thái độ mới.
Người già cho rằng, thông qua hoạt động quét bụi, những điều bẩn thỉu, xui xẻo của năm cũ có thể được xua tan. Đồng thời, mong rằng việc dọn dẹp nhà cửa, quét sạch bụi bặm sẽ mang lại may mắn cho năm mới và có một khởi đầu tốt đẹp.
2. Chuẩn bị các món ăn ngày Tết
Ngày Tết là ngày sum họp, con cháu đủ đầy, gia đình tràn ngập niềm vui nên việc chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ trong nhà là điều đương nhiên.
Những món ăn ngày Tết như bánh chưng, bánh dày, giò nạc, giò mỡ, thịt đông, dưa hành… đều có những ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc.
Như thịt đông với sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu (thịt heo, nấm, mộc nhĩ, thịt gà…) thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình. Không những vậy, màu sắc trong trẻo của món ăn còn mang ý nghĩa hy vọng một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả gia đình.
Những chiếc bánh vuông vức, được gói một cách khéo léo không chỉ tượng trưng cho trời đất mà còn thể hiện lòng thành của con cháu đối với tổ tiên.
Thịt gà là một trong những món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng Tết của người miền Bắc. Nhiều người tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang và mong muốn có được một năm mới đủ đầy.
Theo quan niệm dân gian, giò chả là món ăn tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng, cho phúc lộc đến nhà. Vì vậy, không biết từ bao giờ, món ăn này đã được chọn để khởi đầu cho một năm mới…
Ngoài ra, việc đầy dủ đồ ăn trong nhà vào đêm Giao thừa ngụ ý gia đình sẽ có đủ cơm ăn áo mặc, cuộc sống dư dả, sung túc vào năm mới.
Nếu như nồi rỗng, bếp lạnh vào đêm Giao thừa điều này sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia đình trong năm mới. Do đó, người già dặn cần phải chuẩn bị đồ ăn đầy đủ, sung túc vào dịp Tết.
3. Dán câu đối Tết
Tết xưa, nhà nhà sẽ viết những câu đối Tết trên những dải giấy màu hồng, màu đỏ và dán trước cổng, trước cửa nhà. Những câu đối có nội dung là lời chúc phúc, cầu mong cho năm mới được an khang, thịnh vượng, cầu được ước thấy.
Sự xuất hiện của những câu đối Tết hay treo vào ngày Tết càng làm cho không khí xuân thêm vui tươi, phấn khởi, khiến người ta ngập tràn cảm giác ấm áp, yên bình chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn.
Ngày nay, ít người còn duy trì phong tục dán câu đối Tết trước cửa. Tuy nhiên, đây vẫn là nét đẹp truyền thống mà người già muốn con cháu giữ gìn. Vào ngày Tết, tại Hà Nội vẫn duy trì “Phố ông đồ” để mọi người xin chữ, xin câu đối về dán vào dịp năm mới.
4. Thờ cúng tổ tiên
Ngày 30 tháng 12 Âm lịch là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vậy nên, lễ cúng luôn được thực hiện nhằm xua đuổi vận xui và chào đón những điều tốt đẹp sắp đến, đồng thời thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên.
Do đó, mâm cỗ cúng chiều 30 Tết thường rất đầy đặn, được chế biến cầu kỳ, bài trí đẹp đẽ để bày tỏ sự thành kính với ông bà, tổ tiên.
Người chủ gia đình sẽ mặc quần áo tươm tất, cùng với con cháu dâng nén hương báo cáo với tổ tiên về một năm qua của gia đình và cầu mong được phù hộ, độ trì cho mọi người trong nhà khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, con cháu học hành tấn tới trong năm mới.
Đồng thời, bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Là bữa cơm đoàn viên, gắn kết mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình.
Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn.
Do đó, người già dặn con cháu cần duy trì việc cúng lễ vào chiều 30 Tết.
5. Thức đêm đón Giao thừa
Đêm Giao thừa là thời khắc chuyển giao tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới. Mọi người có quan niệm rằng đây là thời khắc để gác lại những chuyện buồn vui, điềm xấu của năm cũ vừa qua để chào đón một năm mới với nhiều điều mới, tích cực hơn.
Đây cũng chính là thời điểm để những người con xa nhà từ nhỏ đến lớn tụ họp lại cùng nhau, gia đình sum vầy, đoàn viên.
Vào khoảng khắc thiêng liêng này, người già dặn nên thức đêm để chào đón Giao thừa và năm mới đến, cùng cầu mong cả năm tốt lành, may mắn.
Người già dặn 3 điều nên tránh trong đêm Giao thừa
1. Tránh tắt đèn
Người già dặn đêm Giao thừa không được tắt đèn. Đốt đến bình minh có ý nghĩa xua đuổi mọi điều xui xẻo trong năm và chào đón năm mới với những điều tốt đẹp, sáng rỡ.
Thời xa xưa, dầu hỏa được dùng để thắp đèn, dù nhà nghèo đến đâu họ vẫn đốt dầu đến bình minh. Nó có nghĩa là bạn sẽ có may mắn và may mắn trong năm.
Theo người già, đèn sáng thì tài vận vượng. Đèn sáng để những điều xui xẻo đó được xua đi, đón năm mới an lành.
2. Tránh phòng trống
Vào đêm Giao thừa, mọi người ở trong nhà để đón Tết, xua đuổi những điều xui xẻo và thu hút những điều may mắn.
Nếu ngôi nhà trống rỗng, nó sẽ mang lại cho mọi người cảm giác rất hoang vắng. Một ngôi nhà trồng vắng như vậy thì phươc lành, ấm áp, vận may cũng không thể đến vào dịp năm mới.
Vì vậy, người già dặn không để nhà trống trong đêm Giao thừa.
3. Tránh nói những lời không may mắn
Vào đêm Giao thừa, hầu hết mọi người đều có những điều tốt đẹp để nói và cẩn thận đừng nói những lời không may mắn.
Nếu một đứa trẻ không nhạy cảm nói điều gì đó không may mắn, người lớn sẽ ở bên để nói đỡ và xoa dịu sự xui xẻo này.
Nếu như khởi đầu năm mới bình yên, tốt lành, mọi người yêu thương, gắn bó lẫn nhau sẽ khiến cuộc sống của chúng ta viên mãn và hạnh phúc hơn trong suốt cả năm.
Do đó, người già dặn, vào đêm Giao thừa, mọi người hãy nói lời tốt đẹp, yêu thương lẫn nhau, đừng nói những lời không may mắn trong ngày đầu năm mới.