Là tên 1 nhóm dân Cossack ở vùng thuộc trung và hạ du sông Đông, Dân Cossack sông Đông đã chiến đấu cho nước Nga qua nhiều thế kỷ và được bất tử hóa qua tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Tính từ lưu vực sông thì họ còn được gọi là người Cossack tả ngạn để phân biệt với nhóm hữu ngạn là Zaporozhia Sich ở miền trung Ukcraine
Cái tên Cossack, xuất phát từ chữ Kozak trong tiếng Cuman nghĩa là Dân tự do, tương tự cái tên Kazakh của người Kazakh ở Trung Á
Không rõ dân Cossack xuất hiện từ khi nào song vào thời xưa thì khu vực thảo nguyên sông Đông được gọi là vùng hoang dã và được các dân tộc chuyên nghề chăn thả, kỵ sỹ tụ cư như Hung, Magyar, Bulgar, Pecheneg, Cuman, Kypchak
Với địa thế thảo nguyên nam giáp biển Đen, đông thông rặng núi cao nhất trời Âu là dãy Caucasus và đỉnh Elbrus, đông nam cận Lý Hải Caspi thì nơi này là 1 nơi giao thoa sắc tộc cũng như 1 nơi binh gia phải tranh giành
Cùng với sự tan rã của Kim Trướng Hãn quốc và sự thành lập của hãn quốc Crimea lẫn sự nổi lên của người Thổ Ottoman, vùng thảo nguyên sông Đông trở thành1 tuyến đường quan trọng và dễ dàng cho các đoàn binh kỵ sỹ của phe Hồi Giáo Thổ – Crimea để đi qua và đột kích thẳng vào các làng mạc, thành trấn cũng Nga.
Với địa thế trống trải thì đây là khu vực thuận tiện cho sự tung hoành của kỵ binh.
Theo lá thư của Đại công tước Moskva là Ivan III thì ngay từ năm 1444 đã xuất hiện 1 nhóm Cossack ở Ryazan đang phòng thủ cho Pereslavsky-Zalessky.
Cho tới năm 1480 khi Kim Trướng Hãn Quốc tan rã thì sông Đông đã trở thành biên giới giữa 2 hãn quốc thù địch nhau là Crimea và Nogai
Vào thời kỳ này đã xuất hiện 1 số dân cư từ các khu vực nằm dưới sự cai trị của các lãnh chúa quý tộc vì hết sinh kế hay do bị bóc lột tàn tệ đã chạy trốn đến những thảo nguyên dọc sông Đông và ở trên vùng Ukraina tụ cư với nhau thành những cộng đồng tự quản nhỏ.
Ban đầu thì những cư dân này chỉ đi săn và đánh cá song do điều kiện đất đen màu mỡ của thảo nguyên nên họ cũng dần dần chuyển sang canh tác nông nghiệp như bộ tộc người Mãn vốn cũng giỏi kỵ sỹ nhưng lạ canh tác nông nghiệp và buôn ban khác hẳn với dân Mông cổ là chăn thả du mục
Giữa khu vực đồng hoang và kềm kẹp giữa các hàng xóm gốc Mông – Thổ giỏi nghề cung kỵ thì cư dân các cộng đồng này dần tổ chức gắn kết thành những làng định cư với nhau cũng như phát triển kỹ năng chiến đấu trên lưng ngựa để chống lại những bạn hàng xóm hiếu chiến, hay thoắt ẩn thoắt hiện vào cướp phá
Và cũng vì vị thế của họ là nông nô, tá điền bỏ trốn khỏi ách cai trị của các lãnh chúa để đến sống tự do giữa đồng hoang nên dần dà các tổ chức cộng đồng làng xóm này họp nhau lại thành các nhóm và bầu các chỉ huy, thủ lĩnh ataman để chỉ huy khi có việc chung.
Lãnh thổ của nhóm Cossack sông Đông là vùng thảo nguyên trung du và hạ du sông Đông với thủ đô đặt tại Cherkassk cho tới khi được dời sang Novocherkassk năm 1805
Chính quyền của người Cossack được tổ chức theo mô hình của bộ lạc song lại có tính quân đội hóa cao với 1 thủ lĩnh Ataman/hetman được hội đồng (Rada) Của người Cossack bầu ra.Chính hội đồng này cũng bầu ra các chức vụ khác trong xã hội Cossack
Có 1 sự tương đồng không hề nhẹ giữa thể chế chính trị của thành bang Athen ở Hy Lạp xưa với thể chế chính trị của người Cossack khi Ataman hay Hetman nắm quyền hành pháp thời bình và quyền tổng chỉ huy tối cao trên chiến trường song quyền lập pháp lại do hội đồng Cossack nắm giữ
Về hành chính thì toàn xứ Cossack có thể được xem và tổ chức như 1 đội quân trong khi các làng mạc, khu định cư của người Cosack lại đóng vai trò như đồn bốt, vừa là nơi đóng binh quản lý một khu vực, khi hữu sự thì nó trở thành pháo đài công sự chống kẻ thù
Có vài nhóm Cossack và họ phân biệt nhau chủ yếu dựa vào đồng phục. Với người Cossack sông Đông thì đó là màu đỏ trên quân phục của họ, nhất là dải vải màu đỏ trên nón
Về phong tục thì có 1 sự tương đồng văn hóa giữa các cư dân kỵ sĩ gốc Slavic này với dân Mông Cô khi trẻ con Cossack đã biết học cưỡi ngựa và lên 7 tuổi thì đã được cưỡi ngựa tham gia các cuộc săn với người lớn
Việc hợp tác với người Nga về sau đã dần khiến người Cossack sông Đông đánh mất dần độc lập mà phụ thuộc vào Nga song họ vẫn giữ được 1 phần nào đó sự tự chủ của họ trên lãnh thổ đế quốc Nga rộng lớn
Năm 1552, người Cossack sông Đông dưới sự chỉ huy của Ataman Susar Fedorov đã tham gia cuộc đánh chiếm hãn quốc Kazan với công quốc Moskva.
Ngày 2 tháng 6 năm 1556, 1 đội quân Cossack khác cũng liên hợp với người Nga tiêu diệt hãn quốc Astrakhan
Vào triều Sa hoàng đầu tiên của Nga là Ivan Hung Đế thì 1 thủ lĩnh Cossack sông Đông khác là Yermak Timorfeyevich đã đông tiến giúp Nga hoàng chinh phục hãn quốc Sibir
Có thể nói trên khu vực vùng thảo nguyên sông Đông, bên cạnh các đội kỵ binh nặng của Ba Lan – Litva, kị binh Tatar thì quân Cossack là đáng gờm nhất
Và thời này thì trên vùng lưu vực sông Dniepe mà nay là miền trung Ukcraine cũng đã xuất hiện 1 nhóm Cossack khác là Zaporozhia Sich.
Và 2 nhóm Zaporozhia Sich và Sông Đông đã hợp tác nhau cùng mở rộng bờ cõi cho người Nga cho tới khi nhóm Cossack Zaporozhia Sich bị triều đình nữ hoàng Catherine dọn dẹp năm 1775
Còn lại nhóm Sông Đông vẫn còn sống khỏe và tiếp tục sống tự trị dưới chế độ cai trị của chính quyền Sa hoàng.
Họ được Nga hoàng cho hưởng các đặc quyền riêng như là không phải đóng thuế để đổi lấy sự phục vụ kéo dài hàng thế hệ của người Cossack sông Đông trong quân đội Nga. Và dần dần đi lính trở thành nghề cha truyền con nối của người Cossack sông Đông
Người Cossack với đội kị binh nhẹ của mình đã canh giữ biên cương phía nam của đế quốc Nga trong hàng thế kỷ trước người Thổ Ottoman và người Ba Lan.
Trang bị của quân Cossack sông Đông thường gồm đao, súng lục hoặc sung carbin và nhất là cây thương dài
Khi đại quân 60 vạn của Napoleon tràn vào xâm lược Nga , với đội kị binh nhẹ thì người Cossack sông Đông đã đóng vai trò tối thượng khi đánh phá hậu binh cũng như đường tiếp tế của người Pháp khiến cho không lâu sau tay người Pháp làm nên thế kỷ là Napoleon Bonaparte bị khốn quẫn buộc phải rút khỏi Nga .
Napoleon cũng được cho là tuyên bố rằng người Cossack là những kị binh nhẹ hoàn hảo nhất thế giới và nếu như được sở hữu đội quân kỵ nhẹ này thì Napoleon sẽ chấp cả thế giới
Người Cossack sông Đông cũng đã theo chân các binh đoàn Nga đã tiến vào thủ đô Paris năm 1814 hay tham gia các cuộc chinh phục của Nga
Nhân khẩu nam giới của nhóm Cossack sông Đông được ghi nhận là 425,000 người và nhóm này là nhóm Cossack lớn nhất trong số 10 nhóm Cossack
Người Cossack nhận được ơn mưa móc từ Sa hoàng nên đã chiến đấu cho đế quốc Nga cho tới cả chiến tranh thế giới 1 và khi chế độ Sa hoàng sụp đổ thì xứ sở tự trị Cossack sông Đông cũng bị chôn vùi theo
Do được ưu đãi dưới thời Đế quốc Nga nên sau cách mạng tháng 10 năm 1917 dân Cossack bị đối xử không được tốt vào thời hậu Sa hoàng như bị giết, bị lưu đày biệt xứ. Một số người Cosack đã tham gia chiến đấu cho cả hai bên Đỏ và Trắng trong cuộc nội chiến