NGỰA MÔNG CỔ HAY NGỰA ĐỘT QUYẾT?
Phần 1: Ghi chép của người trong cuộc
Lời nói đầu: tôi không biết từ khi nào mà lại xuất hiện một luồng ý kiến kiểu như: “Ngựa Mông Cổ thấp bé không mang vác được khối lượng nặng” cho nên “trọng kỵ Mông Cổ phải là kỵ binh Đột Quyết” (từ Đột Quyết ở đây được sử dụng rất là vô tội vạ), thế nên tôi sẽ trình ra một vài sử liệu để xem nó có đúng không?
Bí sử Mông Cổ, đoạn 274, chép:
“Chormaqan Qorchi – Xước Nhi Mã Hãn Kẻ-vác-bao-tên thu phục người Baqtat (Baghdad). Khi Ogedei Qa’an (Oa Khoát Đài Khả Hãn) biết rằng nơi đây nổi tiếng trù phú lại còn có những món hàng (nổi tiếng) tốt, ngài liền ban lệnh: ‘Chormaqan Qorchi hãy ở tại nơi đó như chỉ huy của quân đồn trú (tức là ban chức thống đốc). Mỗi năm, y sẽ khiến dân chúng nơi đó cống nạp vàng, sợi vải bằng vàng, thổ cẩm, tơ với sợi chỉ mạ vàng, ngọc trai lớn nhỏ, ngựa tốt với cổ cao và chân dài từ phía Tây, lạc đà (lông) nâu sậm, lạc đà một bướu, la để cưỡi và la để thồ và rồi y sẽ gửi tất cả cho chúng ta (Triều đình Mông Cổ).”
Ngoài những thứ nêu trên, Chormaqan còn chịu trách nhiệm cho nhiều loại thuế khác: thuế bạc, thuế hàng hóa, ngũ cốc và đặc biệt là thuế gia súc bao gồm cả ngựa.
Từ đây ta kết luận:
(1) Lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ lúc này đã kéo dài tới tận Trung Đông và biển Caspi, gồm nhiều dân tộc Tajik, Turk, Khitat, Jurchet,… nhưng đây là lần đầu tiên Qa’an tỏ sự thích thú với những giống ngựa ngoài Mông Cổ.
(2) Có sự phân biệt rõ ràng giữa những con ngựa thuộc giống đẹp (có thể là Arab hoặc là Hãn Huyết Bảo mã gì đó) để cống cho Qa’an (gọi là thuế t’aghar) và những con ngựa từ thuế gia súc (gọi là thuế mal) để cung cấp cho lực lượng viễn chinh, cũng dễ hiểu bởi ngoài Qa’an đẹp trai rảnh rỗi t̶h̶í̶c̶h̶ ̶l̶o̶l̶i̶ ra thì mấy người lính thường sao mà chăm nổi mấy con ngựa này, cũng như không đủ số lượng để cung cấp cho chiến đấu.
Nguồn: Hội những người thích tìm hiểu lịch sử