“NGÔN TÌNH” BIỂN SÂU: VÌ “YÊU” NÊN CỨ ĐÂM ĐẦU

Nói vậy nghe cho đã cái tai thôi chứ cũng chả phải ngôn tình gì đâu 

Khi gặp nhau, cá cần câu đực sẽ ngay lập tức cắn và bám chặt lấy phần bụng dưới của con cái – một hành động thể hiện tình cảm hết sức khó hiểu. Sau đó, thịt của con cái sẽ tiết ra một loại enzym để phân hủy chỗ thịt quanh mồm con đực. Con đực sẽ tan vào người con cái, đầu tiên là cơ thể bên ngoài, tiếp đó là nội tạng, cho tới khi chúng hòa chung dòng máu. Chẳng mấy mà con đực sẽ chỉ còn là một cục u trên người con cái, một tuyến sinh dục lớn với mục đích duy nhất là sản xuất tinh trùng để thụ tinh với trứng.

Dường như việc toàn bộ cơ thể bị hòa tan thành một cặp tinh hoàn gắn trên người cá cái còn chưa đủ tệ, anh chàng tội nghiệp này thậm chí còn không phải là cặp tinh hoàn duy nhất trên người cá cái. Cá cần câu cái có thể thực hiện hình thức giao phối này với khoảng 8 con cá đực, tất cả sẽ ở lại trên cơ thể nó tới khi nó chết.

Đấy, yêu em hết mình mà em lại yêu anh hết hồn, lúc này mấy anh cá đực kia có muốn hát “Anh không là duy nhất” thì cũng đã muộn rồi (mà thịt quanh mồm các anh lại còn là thứ đầu tiên bị phân huỷ nữa chứ) 

Yêu với chả đương 

___________________

Trích từ cuốn KHOA HỌC SÀNH ĐIỆU: NHỮNG CẶP ĐÔI TRONG THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Via khoa học sành điệu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *