Cụ thể, cuộc khảo sát với 2.000 đàn ông trưởng thành, có việc làm. Cuộc khảo sát thông tin, nam giới đồng ý rằng mẹ họ chăm sóc họ tốt hơn bạn đời chăm, khi họ bị ốm ở nhà (43% so với 35%).
Khi ốm, phụ nữ có xu hướng muốn ở một mình (53%) so với nam giới (47%), trong khi 58% nam giới cho biết họ vẫn ước được mẹ chăm sóc khi bị ốm.
Mặc dù hầu hết họ thích giữ bí mật khi họ bị bệnh (68%), nhưng hơn 1/4 số người được khảo sát cho biết họ muốn cho người khác biết (28%).
Tương tự, cứ 4 người thì có 1 người đăng ảnh lên mạng để thông tin họ đang bị ốm ở nhà, trong đó nam giới làm điều này nhiều hơn nữ giới (29% so với 20%).
Trong số những người đã đăng lên mạng xã hội khi bị ốm, 60% thừa nhận họ đã chia sẻ một bức ảnh selfie “bị ốm” khi đang nằm ở nhà. Và 1/5 đã tham gia vào các xu hướng này, như các thử thách hoặc bài đăng video lan truyền, để giết thời gian (19%).
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, chỉ 1/3 số người được hỏi cho biết họ có thể tự xử lý được cơn bệnh
Gần 80% phụ nữ cho rằng họ xử lý bệnh tật tốt hơn nam giới; tuy nhiên, chỉ có 30% nam giới nghĩ như vậy.
Khi được các nhà nghiên cứu hỏi rằng “Các bạn đã dành cả ngày như thế nào khi bị ốm phải nằm nhà?”, thì hơn một nửa số người được hỏi thừa nhận rằng họ đã từ bỏ ít nhất một phần thói quen đi vệ sinh (52%), đáng ngạc nhiên là phụ nữ lại có xu hướng làm như vậy cao hơn (59% so với 46 %).
Hơn nữa, khi bị ốm ở nhà, người bị ốm cho biết điều quan trọng nhất họ làm là đánh răng (94%), tắm (89%) và rửa mặt (89%). Tuy nhiên, 30% thừa nhận đã bỏ qua quy trình chăm sóc da và 1/5 người khác không phải lúc nào cũng đi tắm khi bị ốm.
Trên thực tế, 34% đã không tắm ít nhất ba ngày khi bị ốm ở nhà. Trung bình, những người được hỏi cũng bỏ đánh răng và mặc cùng một bộ quần áo trong hai ngày.
Để vượt qua thời gian bị ốm ở nhà, cứ 9 người thì có 1 người thích làm việc hiệu quả hơn là dành thời gian thư giãn, trong đó nam giới có xu hướng tập thể dục cao gấp hai lần so với nữ giới (20% so với 9%).
Trong khi 20% số người được khảo sát đã giả vờ làm việc khi bị ốm ở nhà, thì gần một nửa đã thực sự làm việc trong thời gian bị ốm (49%).
“Quyết định làm việc để vượt qua bệnh tật xuất phát từ nhiều áp lực khác nhau – có thể là nỗi sợ bị tụt lại phía sau trong công việc, lo ngại về tài chính hoặc không muốn tạo gánh nặng cho gia đình. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải ưu tiên sức khỏe”, tiến sĩ Vontrelle Roundtree, phó giám đốc y tế tại MDLIVE cho biết.
“Dành thời gian để chăm sóc bản thân đúng cách không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn cuối cùng còn góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc về lâu dài”, tiến sĩ nhắn nhủ.
Đối với nhiều người, nghỉ ốm còn tệ hơn việc, còn được làm việc khi bị ốm (23%), với hơn một nửa (55%) phải đợi đến khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện mới nghỉ ốm.
Đối với những người làm việc ở nhà khi bị ốm, 1/5 thừa nhận họ vẫn làm việc, để giám đốc hoặc ông chủ thuê mình nghi rằng họ không vô dụng (19%).
Điều đó có thể là do những ngày nghỉ ốm gây căng thẳng cho những người được hỏi lo ngại về việc bị tụt hậu trong công việc (41%) và không được trả lương như nhau (39%).
Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ lo lắng về việc bị giảm hoặc mất lương cao hơn nam giới (44% so với 34%).
26% khác không muốn giao thêm việc và 1/4 cảm thấy như những người khác sẽ đánh giá họ vì đã nghỉ việc.
1/4 người được khảo sát nói rằng việc dành cả ngày ở phòng khám bác sĩ là thời điểm căng thẳng nhất khi bị bệnh (26%). 39% người ốm thích thăm khám sức khoẻ từ xa, hơn là khám tại phòng khám.
“Khi phải đối mặt với bệnh tật, đồng thời phải giải quyết các nhu cầu của công việc cũng như cuộc sống, người bệnh ngày nay ít thời gian cho việc thăm khám chăm sóc sức khỏe trực tiếp, đó là lúc chăm sóc sức khỏe từ xa có thể giúp giảm bớt căng thẳng do bệnh tật, hoặc căng thẳng do lịch trình bận rộn.
Hơn nữa, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ xa cho phép bệnh nhân đỡ tốn thời gian di chuyển, chờ đợi. Đặc biệt, họ có thể nhận được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhanh chóng, chất lượng ngày tại nhà mình”, Tiến sĩ Roundtree nói.