Ngay cả khi hệ thống giáo dục của nước Mỹ chỉ được xếp hạng 37, làm thế nào mà họ đạt được nhiều giải Nobel hơn?

A: Jack Fraser, Thạc sỹ Vật lý, Đại học Oxford (2018).

Ở đây có một vài yếu tố, nhưng những thứ chính là:

1. Dân số.

2. Tiền.

3. Tầm ảnh hưởng quốc tế

________________________________________

DÂN SỐ

Ngay cả khi nền giáo dục của Mỹ tệ hơn 20% so với những nơi như Anh hay Đức (những trung tâm khoa học của châu Âu), nó lại lớn gấp hơn 4 lần những nơi ấy!

Hoa Kỳ là quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới — nên chỉ tính về mặt số liệu thống kê thôi thì nó có thể có hệ thống giáo dục tệ hơn trên trung bình, nhưng vẫn có một số lượng lớn những người xuất chúng làm việc trên những thứ rất đột phá. 

Điều này hiển nhiên lại dẫn đến một vài câu hỏi về tại sao Trung Quốc và Ấn Độ đang không làm ra những thứ đáng kinh ngạc hơn — vì họ có dân số lớn hơn rất nhiều mà. Câu trả lời có lẽ nằm trong sự yếu kém về hai mặt còn lại, và chúng ta sẽ bàn luận ở dưới…

Về bản chất: thêm người = thêm nhiều người giỏi khoa học, cho dù hệ thống giáo dục của bạn có hơi lởm một tí.

________________________________________

TIỀN

Điều này có lẽ không cần giải thích rồi.

Nền khoa học tốt rất tốn tiền.

Nếu bạn không tiêu tiền, bạn sẽ không có được kết quả, và Mỹ thì giàu không phải hỏi.

Cũng cùng lý do này mà những nước giàu có thường làm tốt hơn tại Olympics.

Bạn thích nghĩ rằng khoa học, cũng như thể thao, vượt quá sự “ném tiền vào vấn đế cho đến khi nó biến mất” — nhưng buồn thay điều này lại không đúng.

Nhiều tiền hơn = nhiều kết quả hơn.

Điều này cũng giúp ích cho Mỹ vì đất nước này đã chi tiêu tiền được một thời gian rồi — họ đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng. Vì vậy nên rất nhiều tiền đang được đổ vào những thứ tiên tiến nhất, hơn là vào xây dựng văn hóa khoa học.

________________________________________

ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ

Điều này thật sự có thể truy về Đế quốc Anh — vì một lý do rất hợp lý: ngôn ngữ.

Cứ cho rằng ngôn ngữ là một rào cản khá lớn đối với việc mọi người di chuyển đi đây đi đó, đây là một bản đồ thể hiện (tương đối) toàn bộ khu vực tuyển người [ capture region, chữ này mình dịch theo ý ] của những đại học và cơ sở nghiên cứu của Trung Quốc: [ hình bản đồ Trung Quốc ].

Còn đây là bản đồ khu vực tuyển người của trường đại học ở Anh hay Mỹ: [ hình bản đồ thế giới to bự ].

AI CŨNG NÓI TIẾNG ANH CẢ.

Nó là ngôn ngữ cầu nối (Lingua Franca) của thế giới — ngôn ngữ thứ hai của toàn cầu.

Trong khi chỉ một tỷ lệ phần trăm quá nhỏ bé những người ngoài Trung Quốc có đủ kỹ năng ngôn ngữ để vào một trường đại học của Trung Quốc, lại có rất nhiều người Trung tại những đại học sử dụng tiếng Anh.

Trong khu căn hộ của tôi tại Oxford, tôi có ba học sinh Trung Quốc, một anh Malaysia, hai người Đức và một người Mexico.

Trong số những người mà tôi biết ở trường, có chính xác hai người đã đi du học. Một người đi đến Lyons (Pháp), và người còn lại thì tới… Mỹ.

Đây là một phần lý do vì sao các trường đại học ở vùng nói tiếng Anh chiếm gần như hoàn toàn phần phía trên của bảng xếp hạng đại học.

Tôi thường bị buộc tội đề cao văn hóa tiếng Anh (anglocentrism) khi tôi đăng những số liệu như thế này, rằng những hệ thống xếp hạng là thiên vị vì chúng được lập ra bởi người Anh hay Mỹ, nên tất nhiên là những đại học của này sẽ đứng đầu rồi!

Nhưng sự thật về chuyện này là toàn bộ thế giới này đều có thể tham dự những trường đại học sử dụng tiếng Anh, trong khi gần như mọi quốc gia khác có dân số hạn chế hơn rất nhiều để tìm ra những nhà nghiên cứu tiềm năng.

Điều này nghĩa là dân số của Hoa Kỳ (xem ở trên) có thể bành trướng lên khủng khiếp một cách nhân tạo — và theo một hướng hoàn toàn độc lập với hệ thống giáo dục của họ.

Và một khi bạn đã có tiếng là nền khoa học tốt, rồi mọi người sẽ đến.

Bạn sẽ thấy một con số khổng lồ những người nhập cư đang làm nghiên cứu trong những trung tâm dùng tiếng Anh, vì sức hấp dẫn trên toàn cầu của họ, và thực tế là họ tiếp cận được với nhiều người do rào cản ngôn ngữ ít hơn.

Có nghĩa là những đại học tiếng Anh có thể thu hút những con người giỏi nhất trên trái đất.

Và có nghĩa là họ có danh tiếng tốt.

Có nghĩa là họ kéo được nhân tài từ những nơi khác.

Mà làm tăng thêm danh tiếng cho họ.

Điều này giúp thu hút thêm những người có trình độ… làm tăng danh tiếng… lại thu hút thêm người… rồi nâng cao tiếng tăm.

Đó là lý do vì sao những nơi như Harvard, Stanford, Caltech, Oxford và Cambridge (ừ, tôi biết câu này hỏi về Mỹ, nhưng điều tương tự cũng áp dụng được với Oxbridge!) rất tốt — không chỉ vì giảng dạy hay tài nguyên.

Chính danh tiếng đã cho phép họ được đánh giá là tuyệt vời — bởi vì nó có nghĩa là nhiều người sẽ đến từ khắp địa cầu để làm việc và học tập ở đó.

Và như bài báo này nói: Những người nhập cư có vai trò ngày càng quan trọng trong lực lượng khoa học và kỹ sư của Mỹ. (https://www.nsf.gov/news/news_summ.jsp?cntn_id=136430)

Một khi quả cầu tuyết đã lăn, bạn sẽ khá nhanh chóng trở thành một tổ chức tầm cỡ quốc tế.

Dĩ nhiên, điều này lại một lần nữa lại là độc lập với nền giáo dục Hoa Kỳ, và trong khi tôi cho rằng sự thịnh hành của tiếng Anh là do Đế quốc Anh, trong thời hiện đại này sự thống trị văn hóa của Mỹ có nghĩa nước Mỹ (đủ kỳ quặc) là trung tâm của những vùng văn hóa tiếng Anh — và vì thế được hưởng những lợi ích lớn lao từ hiệu ứng này.

________________________________________

Và bạn có đủ rồi đó — dân số, tiền và ảnh hưởng.

Cũng gần như là những thứ khiến Hoa Kỳ tốt ở những mặt khác, thật đấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *