Nếu Walter Cronkite không đưa ra nhận định về “sự bế tắc” sau Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ có thể giành thắng lợi trong chiến tranh Việt Nam không?

(Chú thích: Walter Cronkite là nhà báo, phát thanh viên cho đài CBS. Ông đã tường thuật trực tiếp diễn biến Tổng tiến công Mậu Thân, và khi trở về ông đưa ra nhận định cuộc chiến đang bế tắc, và chỉ có đàm phán hòa bình mới giải quyết được cuộc chiến.

Trả lời: Joe Willmore

Để Mỹ có thể “chiến thắng” trong cuộc chiến tranh Việt Nam, có 3 điều kiện bắt buộc phải đạt được:

1. VNCH được lãnh đạo bởi một chính phủ bình dân, ổn định, không tham nhũng. Nam Việt chưa bao giờ có một phủ bình dân, ổn định, không tham nhũng, VNCH luôn bất ổn và đứng trước nguy cơ sụp đổ.

2. Một đội quân bản địa đủ sức bảo vệ miền Nam Việt Nam mà không cần Hoa Kỳ hỗ trợ. Không lúc nào Quân lực VNCH có thể thực hiện các hoạt động quân sự lớn (dù là phòng thủ hay càn quét những vùng nông thôn hoặc Campuchia) mà thiếu đi sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ. Quân lực VNCH có một số đơn vị thiện chiến được lãnh đạo bởi một vài chỉ huy xuất sắc. Nhưng hễ một chỉ huy giỏi thật sự, sẽ có bên cạnh 10 vị tham ô, cơ hội chính trị, lãng phí sức mạnh quân đội và chỉ càng làm tăng thêm sự ủng hộ cho Việt Minh. Một ví dụ điển hình: trận Xuân Lộc – trận đánh giúp kéo dài sự sống của VNCH thêm nhiều ngày. Quân đội VNCH chiến đấu hiệu quả trước đối thủ đông hơn và có thiết giáp hỗ trợ. Nhưng cùng lúc đó, trên toàn đất nước hầu như không có bất cứ kháng cự nào, quân đội cởi quân phục và bỏ hàng trăm chiếc ủng trên đường đào ngũ. Ngoài trận Xuân Lộc, thành tích Quân lực VNCH trong 3 tháng cuối cùng thậm chí còn kém cả quân Iraq khi bị ISIS tràn vào lãnh thổ.

3. Bắc Việt không có khả năng lật đổ VNCH bằng thâm nhập hoặc nổi dậy. Chiến dịch Phượng hoàng đã gây thiệt hại đáng kể cho Việt Cộng trong những năm 70. Nhưng thực tế suốt từ những năm 1960 cho tới khi VNCH sụp đổ, bất kỳ thời điểm nào Bắc Việt đều có thể lật đổ VNCH nếu không có can thiệp quân sự từ phía Hoa Kỳ.

Bây giờ, cùng bàn về định nghĩa “chiến thắng”: nếu Hoa Kỳ điều 3 sư đoàn bộ binh và cung cấp mọi sự yểm trợ từ trên không và pháo binh để bảo về VNCH trong 6 tháng trước sự tấn công của Bắc Việt, có thể tạm coi đó là “chiến thắng”. Nhưng nếu định nghĩa “chiến thắng” đòi hỏi sự hiện diện liên tục của nhiều đơn vị chiến đấu, hàng trăm máy bay và hàng ngàn thương vong mỗi năm, tôi không thể coi đó là “chiến thắng”, chúng tôi chỉ đang hỗ trợ một đội quân và chính phủ không thể tự đứng vững và ngày càng sa lầy.

Hầu hết mọi người không thực sự hiểu rằng cuộc chiến không thể kéo dài nếu thiếu sự phổ biến, sự ủng hộ, và sự ổn định. Nếu chính phủ có được sự ủng hộ, Hoa Kỳ không bao giờ có thể thắng. Nếu Quân lực VNCH không tự đứng vững, Hoa Kỳ bắt buộc phải diện diện đông đảo tại Nam Việt Nam, gánh chịu hàng ngàn thương vong mỗi năm, con số thiệt mạng của chúng tôi có lẽ đã lên tới 100000 người. Và trừ khi chúng tôi làm tê liệt Bắc Việt vĩnh viễn, bất chấp một chính phủ hay quân đội VNCH mạnh đến đâu, Bắc Việt vẫn đủ sức thâm nhập và chiếm lấy cả đất nước. Do đó, tôi không tin Mỹ có thể “chiến thắng”. Đây không đơn thuần là việc chúng tôi đánh bại Bắc Việt hay Việt Cộng trên chiến trường.

Và điểm cuối cùng – về vai trò của Walter Cronkite hay giới truyền thông nói chung – vài người từng tham chiến tại Việt Nam thường nói quá rằng truyền thông Hoa Kỳ đã “thua” trong cuộc chiến. Tôi không nghĩ thế. Công chúng Mỹ không giỏi chịu đựng một cuộc chiến kéo dài trừ khi họ tin rằng mình đang tham gia một sứ mệnh nào đó. Phần lớn chúng tôi chưa bao giờ đến Việt Nam. Đầu những năm 60 khi chưa có các cuộc biểu tình phản chiến, hầu hết người Mỹ ủng hộ chính phủ Mỹ, chúng tôi vẫn tin đang làm một điều gì đó đúng đắn như những gì Kenedy, Johnson hay Nixon vẫn nói. Sự thực, Việt Nam không chưa từng gây ra bất cứ một đe dọa nào tới Hoa Kỳ như cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã từng. Do đó, Hoa Kỳ không thể “tất tay” cho chiến tranh Việt Nam.

Đối với giới quân sự, họ vẫn cho rằng truyền thông đã hiểu sai về cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân (Bắc Việt và Việt Cộng phải chịu tổn thất khủng khiếp và tê liệt trong vài năm kế tiếp), nhưng họ đã bỏ qua điểm mấu chốt: ai “thắng” Tổng tiến công Tết không hề quan trọng. Quân đội và giới lãnh đạo đã từng nói “Chúng ta đang thắng tại Việt Nam, miền Nam ổn định, chiến tranh sắp kết thúc” và rồi chúng tôi bị Việt Cộng đánh vào tận Đại sứ quán ở Sài Gòn, Huế bị thất thủ, chiến tranh lan tới từng mái nhà, đó là những bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy chiến tranh chưa thể kết thúc, VNCH không hề ổn định nếu không muốn nói mọi thứ vô cùng tồi tệ. Và mọi người bắt đầu nhận ra: “Wow, chúng ta còn phải ở lại thêm một thập kỷ nữa mà vẫn không thể chiến thắng!”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *