NẾU THẾ GIỚI NÀY LÀ GIẢ/ HƯ CẤU, CÓ VÍ DỤ NÀO CHỨNG MINH KHÔNG?

#1 [+30,1k likes]

Tôi và bạn gái đang đi trên đường, tôi đi ở đằng trước, cô ấy theo phía sau.

Tôi đột nhiên quay đầu lại nhìn cô ấy, cô ấy giật mình, hỏi tôi làm gì thế.

Tôi: Anh nghi ngờ em là một NPC*

* NPC là một nhân vật trong các trò chơi mà những người chơi không thể điều khiển được. Nó có nhiệm vụ hỗ trợ người chơi cách thức chơi, cung cấp nhiệm vụ, cũng như những tính năng trong trò chơi

Cô ấy: Tại sao?

Tôi: Bởi vì rất nhiều những hành động của em, ví dụ như thường hay nhắc lại lời nói của anh, hay ngây người ngẩn ngơ một mình, có lúc thì xoay vòng vòng … Những thứ này đều phù hợp với đặc điểm của NPC.

Cô ấy: Thế nên anh cảm thấy thế giới này là hư cấu, thực ra anh đang ở trong game?

Tôi: Đúng vậy.

Cô ấy: Vậy anh có chứng cớ không?

Tôi: Sớm đã có người tìm ra bằng chứng từ “Lưỡng tính sóng – hạt*” rồi. Một thế giới ảo cần đại lượng cao tốc vận toán (?) duy trì. Để tiết kiệm lượng vận toán, những thông tin không cần thiết sẽ bị lược bỏ đi, giống như bản chất của những hạt ánh sáng. Suy luận thêm một chút, vì hệ thống biết cách suy đoán và bỏ qua kết xuất mức lượng tử, điều đó chắc chắn sẽ bỏ qua kết xuất bên ngoài tầm nhìn của người chơi. Vì thế tại nơi người chơi không nhìn thấy, có lẽ thế giới chỉ là một mô hình khung lưới*

*Lưỡng tính sóng-hạt là một thuộc tính cơ bản của vật chất, thể hiện ở điểm mọi đối tượng vật chất di chuyển trong không gian đều có tính chất như là sự lan truyền của sóng tương ứng với vật chất đó, đồng thời cũng có tính chất của các hạt chuyển động. Là một khái niệm trung tâm của cơ học lượng tử, lưỡng tính sóng-hạt nhấn mạnh sự thiếu sót của các khái niệm cổ điển như “sóng” và “hạt” trong việc mô tả đầy đủ hành trạng của các thực thể vật chất ở các thang nguyên tử (nguyên tử và phân tử) và hạ nguyên tử (hạt nhân, proton, electron, photon …).

* Mô hình khung lưới là biểu hiện có thể nhìn thấy của một hình thức đại diện điện tử về một đối tượng hoặc một vật thể trong không gian ba chiều được sử dụng trong đồ họa máy tính ba chiều

Cô ấy: Vậy tại sao anh đột nhiên quay đầu….

Tôi: Anh nghi ngờ em ở sau anh cũng chỉ là một mô hình khung lưới, nếu anh quay đầu đủ nhanh, hệ thống phản ứng không kịp, anh sẽ có thể thấy kết xuất đồ họa* của em.

* Trong đồ họa máy tính, kết xuất đồ họa, gọi tắt là kết xuất, là một quá trình kiến tạo một hình ảnh từ một mô hình (hoặc một tập hợp các mô hình) thành một cảnh phim hoặc hình ảnh nào đó bằng cách sử dụng phần mềm máy tính.

Cô ấy: Nhưng em chắc chắn em không phải NPC! Anh nhìn xem, em có ý thức tự chủ mà !

Cô ấy vừa nói vừa nhảy lên cho tôi xem.

Tôi: Có lẽ em cũng không biết bản thân là NPC, giống như đám đông trong Westworld (phim viễn tưởng của HBO) cũng không biết bản thân họ là robot.

Cô ấy rõ ràng không thể nghĩ ra điều gì để phản bác tôi.

Từ đó, tôi thường bất thình lình quay đầu lại nhìn cô ấy nhiều lúc. Tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy chứng cứ xác thực, thế nhưng xét từ biểu hiện của cô ấy, rõ ràng là đã cảm thấy hoảng rồi.

Cuối cùng, để che đậy sự thật của thế giới, hệ thống đã sắp xếp để cô ấy chia tay tôi rồi.

___________

#2 [+6,0k likes]

Có quá nhiều chứng cớ chứng minh thế giới này của chúng ta là giả.

1. Tại sao những thứ có thể nhìn thấy bằng mắt thường luôn rất phong phú đa dạng, nhưng những hạt sơ cấp* đều giống nhau như vậy? Các bức ảnh rất phong phú đa dạng, nhưng pixels* thì đều giống nhau

* Hạt sơ cấp là các hạt cơ bản, hạt hạ nguyên tử không có các cấu trúc phụ, do đó nó không được cấu thành từ những hạt khác.

* Trong kỹ thuật ảnh kỹ thuật số, một pixel hay điểm ảnh là một điểm vật lý trong một hình ảnh raster, hoặc một khối màu rất nhỏ và là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số.

2. Tại sao vận tốc ánh sáng có giới hạn? Bởi vì máy móc cũng có giới hạn vận hành.

3. Tại sao lại có hằng số Planck*? Bởi vì độ chính xác số liệu của máy móc là có hạn.

* Hằng số Planck là một hằng số cơ bản của vật lý xuất hiện trong các bài toán của vật lý lượng tử:

Hằng số Planck= 6.62607004 × 10-34 m2 kg / s

4. Tại sao các hạt cơ bản đều có đám mây xác suất/ đám mây điện từ*? Chúng là để ngăn ngừa hệ thống rơi vào vòng lặp hoặc tăng thêm sai số ngẫu nhiên.

* Đám mây điện tử là vùng điện tích âm xung quanh một hạt nhân nguyên tử được liên kết với một quỹ đạo nguyên tử. Vùng này được định nghĩa bằng toán học, mô tả một vùng có xác suất cao chứa các electron .

5. Tại sao có nguyên lí loại trừ Pauli* ? Có lẽ hệ thống đã áp dụng việc sắp xếp số liệu bằng mảng đa chiều*.

* Nguyên lý loại trừ Pauli nói rằng không có hai electron (hoặc các fermion khác) có thể có trạng thái cơ học lượng tử giống hệt nhau trong cùng một nguyên tử hoặc phân tử.

* Mảng đa chiều: Mảng hay còn gọi là array, là một biến danh sách với các cặp key(khóa) và value(giá trị). Khi một phần tử của mảng có giá trị nó được biểu diễn dưới dạng mảng thì nó được gọi là mảng đa chiều.

6. Tại sao máy tính lượng tử* có tốc độ vận hành siêu nhanh, chỉ trong một lúc có thể thử nghiệm tất cả các khả năng? Bởi vì nó căn bản chính là giao diện của máy chủ.

* Máy tính lượng tử (còn gọi là siêu máy tính lượng tử) là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như tính chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào.

7. Tại sao lại có sự rối lượng tử* ? Bởi đây thực tế là do hai con trỏ (điều khiển hệ thống) tham chiếu cùng một đối tượng.

* Rối lượng tử là một hiệu ứng trong cơ học lượng tử trong đó trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau, dù chúng cách xa tới mức nào, thậm chí là tới khoảng cách lên tới cả nhiều năm ánh sáng.

8. Tại sao lại có hiệu ứng quan sát*? Đây hiển nhiên là lazy updating.

* Hiệu ứng Doppler (hiệu ứng quan sát) là một hiệu ứng vật lý, trong đó tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay các sóng nói chung bị thay đổi khi mà nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người quan sát.

9. Tại sao thời gian có đoạn mở đầu? Bởi vì hệ thống có thời gian khởi động đó.

10. Tại sao những linh mục công giáo hay lập trình viên đều rất khó tìm bạn gái? Hệ thống không mấy thân thiện với những phần tử không ổn định này, những phần tử có khả năng phát hiện ra bí mật của hệ thống.

Nếu nói ngôn ngữ nào gần nhất (khá giống nhất) với ngôn ngữ hệ thống sử dụng, tôi nghĩ nó là C++ (ngôn ngữ lập trình bậc trung), nếu không thì đã không có quá nhiều bug (lỗi) như thế.

___________

#3 [+1,5k likes]

Vốn dĩ tôi luôn tin thế giới này là thật.

Nhưng sau đó tôi càng ngày càng nghi ngờ về tính chân thực của thế giới này.

Không biết bạn có phát hiện ra hay không?

Hãy thử nhớ lại mà xem:

Có một nhóm người, bất luận bạn ở thành phố nào cũng sẽ gặp, họ có ngoại hình tương tự nhau, dáng người tương tự nhau, giọng nói tương tự nhau, cách ăn mặc tương tự nhau, tên giống nhau, nghề nghiệp giống nhau, thậm chí đến những lời nói ra cũng rất giống nhau.

Theo suy đoán của tôi, bọn họ rất có thể là NPC của thế giới này. Người tạo ra thế giới này rất có thể đã phạm phải một số sai lầm nhỏ, không cẩn thận đã copy paste các NPC này. Họ có lẽ là chứng cứ hợp lí nhất của thế giới hư cấu này, giống như là Smith trong The Matrix*.

* The Matrix (Ma Trận) là bộ phim khoa học giả tưởng về tương lai. Trong tương lai đó, Thomas, biệt danh Neo, là một hacker luôn có cảm giác khác thường về thế giới thực. Cho tới khi người đàn ông tự xưng là Morpheus tìm đến anh. Người đàn ông này nói cho anh biết, thế giới mà mọi người coi là thực chỉ là một chương trình giả lập để máy móc cai trị con người. (Smith là mật thám được lập trình để ngăn cản họ)

Hãy thử nghĩ xem, có phải bạn luôn có thể gặp kiểu người như thế này

Họ có khuôn mặt thanh tú,

Họ có tay chân rất thon thả,

Họ có ngón tay mảnh khảnh,

Họ đi giày da mũi nhọn,

Họ mặc áo sơ mi trắng và quần ôm chân,

Họ đeo thắt lưng da mặt kim loại,

Tên của họ thường là “Kevin” hoặc “Tony” (tên tiếng Anh siêu phổ biến của các thợ làm tóc)

Bạn ở mỗi tiệm làm tóc đều có thể gặp người như thế này.

Điều đáng sợ nhất là, lời họ nói đều y hệt nhau:

“Soái ca/Mỹ nữ, đến bàn làm thẻ hội viên đi!”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *