NẾU MŨI VÀ MIỆNG ĐỀU ĐƯỢC THÔNG VỚI NHAU, TẠI SAO CHÚNG TA LẠI ĐƯỢC BẢO RẰNG PHẢI HÍT VÀO BẰNG MŨI VÀ THỞ RA BẰNG MIỆNG, NHẤT LÀ KHI TẬP LUYỆN. NÓ CÓ GÌ KHÁC BIỆT VẬY?

Ermm ok, tui mới đi làm về và không ngờ lại nhận được nhiều phản hồi đến vậy. Cảm ơn mọi người vì mấy cái giải thưởng. Giờ tui sẽ dành thời giờ để tiếp thu mớ kiến thức này đây, chắc mai tui sẽ thở khỏe như trâu luôn quá.

_____________________

u/Marmington111 (1 point – x1 gold – x1 wholesome – x2 hugz)

Thật ra có rất rất nhiều lí do vì sao thở bằng mũi lại tốt hơn nhiều. Như một số người thường bảo, mũi đóng vai trò như một màng lọc. Nó làm sạch, làm ấm, làm ẩm và điều áp không khí. Thở bằng mũi cũng làm tăng khả năng hấp thụ oxy lên 10-15%, làm giảm huyết áp, tăng tuần hoàn dẫn đến tăng năng lượng. Và nhiều lợi ích khác nữa.

Mặt khác, thở bằng miệng sẽ gây sâu răng, tăng huyết áp, gây ra ngáy/ngưng thở khi ngủ. Nó còn có thể gây lệch hàm và biến dạng khuôn miệng, khiến đường hô hấp trên bị thu hẹp đến mức không thể hô hấp đường mũi được nữa.

Tui hoàn toàn khuyến khích mọi người đọc quyển Breath của James Nestor luôn. Thật sự như được khai sáng. Thật điên rồ khi biết được tầm quan trọng của việc thở bằng mũi. Sau khi hoàn thành quyển sách, tui (Nam 38 tuổi) đã quyết định phẫu thuật chỉnh vách ngăn mũi bị lệch. Nó đã lệch bẩm sinh rồi nhưng tui cứ nghĩ thở bằng miệng là điều bình thường. Tui từng không hiểu mọi người thở bằng mũi kiểu gì tại vì với tui đó là điều rất khó luôn á. Nhưng mà thở bằng miệng vẫn rất tệ, tính tới việc miệng lúc nào cũng khô thôi đã đủ tệ rồi.

Phẫu thuật xong cảm giác hạnh phúc cực kì. Tui ngủ ngon hơn nhiều. Trong lúc tập luyện tui cũng để ý thấy nhịp tim thấp hơn trước và sức chịu đựng lại còn tăng lên nữa.

Hãy thở bằng mũi nhiều nhất có thể nha, nhất là khi đi ngủ. Thật sự cải thiện chất lượng cuộc sống luôn đó.

Edit: Cảm ơn mấy ông vì những bình luận và upvote nha! Tui rất cảm kích cả hai phía của cuộc tranh luận và ý kiến của tất cả mọi người. Tui hong phải nhà khoa học hay bác sĩ gì hết. Tui chỉ đọc một quyển sách (có cung cấp nguồn thông tin), tui thích những gì mình đã đọc và tin tưởng vào nó. Tui chỉ ở đây để chia sẻ thông tin đó thôi. Nên là hãy tự mình nghiên cứu đi và đừng cho rằng những điều ngẫu nhiên mấy ông đọc được từ reddit là sự thật hoàn toàn.

>u/mrtnmyr (1 point)

Ông có thể nói rõ hơn về cách thở bằng miệng gây ra chứng ngưng thở khi ngủ được không? Tôi đã từng nghe nói rằng chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn thở bằng miệng chứ không phải ngược lại.

>>u/YoungSerious (1 point)

Đúng vậy. Chứng ngưng thở lúc ngủ là do không thở được (bằng miệng hoặc mũi). Thở bằng miệng không gây ra chứng này, tuy nhiên, người thở bằng miệng thường có vấn đề về mũi/đường thở buộc họ phải thở bằng miệng, và những vấn đề này cũng làm tăng khả năng mắc phải chứng ngưng thở. OP rõ là không hiểu sự khác biệt giữa mối tương quan và quan hệ nhân quả.

>u/walteerr (1 point)

TLDR; đừng có thở bằng miệng

>u/grapecity (1 point)

Sao tui có thể chọn thở bằng đường mũi khi ngủ được? Tui có ý thức được gì lúc ngủ đâu 

_____________________

u/DoomGoober (1 point – x1 silver – x1 all-seeing upvote – x6 helpful)

Đối với những bài rèn thể lực, có một lí do rất đặc thù đối với việc thở ra bằng miệng, đó là nghiệm pháp valsalva và valsalva một phần.

Valsalva là khi bạn thở ra bằng miệng…Nhưng miệng (hoặc cổ họng) hoàn toàn đóng chặt.

Điều gì xảy ra khi bạn đang cố thở ra nhưng không khí lại bị giữ lại? Áp lực hình thành trong bụng khiến nó căng lên để đẩy không khí đi.

Sức ép này sẽ khiến bụng trở nên cứng hơn, đồng thời hỗ trợ các nhóm cơ cốt lõi (core), lưng và xương sống.

Ngoài ra, việc này còn hỗ trợ cho những thứ khác. Với sức căng toàn thân, những cơ riêng lẻ như tay, chân đôi khi có thể tạo ra nhiều lực hơn. Ví dụ, khi vung vợt tennis, bạn có thể valsalva một phần bằng cách khép cổ họng lại. Không khí vẫn sẽ thoát ra ngoài để bạn tiếp tục thở, nhưng khi đường thoát khí hẹp hơn, nó sẽ khiến bụng căng lại trong chốc lát trước khi khí thoát ra hoàn toàn.

Đó là lí do có nhiều vận động viên quần vợt phát ra tiếng rên (grunt) khi họ đánh quả bóng hay đối với những môn thể thao (như kiếm đạo hay võ thuật), đó là phần nào lí do người học được dạy phải hét lên khi ra đòn. Ngoài ra, điều này cũng giải thích được vì sao đôi khi rên lại giúp bạn nhấc được tạ nặng hoặc một chiếc ô tô bị chết máy.

>u/Dark__Horse (1 point)

Quàoo, trong môn scuba diving (lặn có mang bình khí), tôi cứ tưởng nghiệm pháp valsalva được dùng để cân bằng áp suất trong tai chứ không liên quan đến vấn đề nhịp tim như này. Hôm nay lại được học thêm một điều mới!

>>u/C_Madison (1 point)

Nghiệm pháp Valsalva có tác dụng cho cả hai trường hợp đó. Nó giảm nhịp tim và mở vòi nhĩ để cân bằng áp suất ở tai giữa.

>u/too_too2 (1 point)

Tôi được dạy thực hiện nghiệm pháp valsalva để giảm nhịp tim do tôi đã từng bị rối loạn nhịp tim nhanh (tachycardia) mà không phải do tác động gì. Kiểu như nhịp tim của tôi từ đang bình thường lại đột nhiên tăng đến 140 mmHg trong vài phút ngắn ngủi.

>>u/BrainstormsBriefcase (1 point – x1 wholesome)

Đối với nhịp tim nhanh trên thất, nghiệm pháp Valsalva giúp kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm (nghỉ ngơi và tiêu hóa) và giảm nhịp tim. Bạn cũng có thể thử cách khác là nhúng đầu vào xô nước đá, mặc dù tôi hiểu là không phải lúc nào cũng có sẵn xô đá để dùng.

Trong trường hợp mấy ông không hiểu chính xác phương pháp Valsalva thì nó đại khái giống với việc cố rặn ị vậy á.

>>>u/OrphanDragon478 (1 point)

Một cơ chế quan trọng là khi áp lực tăng, dây thần kinh Vagus sẽ bị kích thích gây ra phản ứng phó giao cảm làm giảm nhịp tim của bạn. Nếu thực hiện valsalva quá mức cần thiết, nhịp tim có thể giảm đến mức ngất đi, đó là lý do tại sao nhiều người đã chết trên toilet khi cố rặn.

>>>>u/athenaaaa (1 point)

Không phải tôi muốn xoi mói gì đâu nhưng mà tôi muốn mấy ông đọc cái này bớt căng thẳng tí

Một người khỏe mạnh và không có bệnh nền về tim thì sẽ khó chết bởi valsava lắm. Nếu ông có một quả tim khỏe mạnh thì đừng có khiếp sợ việc rặn quá. Tin hay không tùy mấy ông nhưng cái này đã được nghiên cứu rồi. Nguyên nhân gây ngất hoặc tử vong ở những bệnh nhân này thường là do có bệnh nền xơ vữa động mạch, rối loạn chức năng van tim hoặc bệnh về cơ tim. Khi thực hiện valsalva, lượng máu từ hệ tĩnh mạch về tim sẽ bị giảm xuống (áp lực trong lồng ngực ngăn cho tim không được lấp đầy), điều này cũng làm giảm lượng máu được bơm đến mô tim cũng như não bộ của họ thông qua động mạch vành.

Đối với một người khỏe mạnh thì chẳng có gì phải xoắn cả. Còn với người bị xơ vữa động mạch, điều này sẽ gây ra một cơn đau tim.

Phản ứng phó giao cảm chính là lí do việc này được áp dụng lâm sàng nhưng lại không phải là cơ chế gây ra “commode cardia” (chết do nghiệm pháp Valsalva).

>>>>>u/ErikTheAngry (1 point)

Và những ai có triệu chứng như trên, đơn giản là đừng ị nữa. Hoặc nếu tới bước đường cùng, hãy ị ở nơi công cộng để người qua đường còn giúp được nếu ông cần được cấp cứu.

>>>>>>u/LtDicai (1 point)

“Ê, rảnh không? trông chừng tao lúc tao đi ị cái nha”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *