NẾU MỘT NGÀY TÔI DÙNG THÁI ĐỘ KÌ LẠ LIÊN LẠC VỚI BẠN, NHẤT ĐỊNH HÃY ĐẾN CỨU TÔI !

Nô lệ tình dục, nô lệ lao động, buôn bán nội tạng và giết người hàng loạt… Trên thế giới có ít nhất 2,5 triệu người biến mất một cách bí ẩn mỗi năm.

“Sai chỗ tự cứu”

Mới đây, trung tâm chỉ huy 110 Hà Nam đã nhận được cuộc gọi từ một cô gái. Mở đầu là gọi chuyển đi: “Các bạn cho tôi ăn chút gì đi, tôi đặt một chút nhé, vì tôi không thể ra ngoài được”.

Ban đầu, cảnh sát còn tưởng đây là một trò đùa.

Tuy nhiên, bên kia liên tục lặp lại rằng mình không thể ra ngoài, phải chuyển phát. 

Giọng nói của cô gái qua điện thoại nghe rất tuyệt vọng. Cảnh sát đã nhận ra có chuyện gì đó không đúng, hỏi địa chỉ và cuối cùng đã tới giải cứu được cô ấy. Hoá ra cô gái bị bạn trai trên mạng lừa, sau đó bị ép buộc vào một căn nhà và không cho ra ngoài. Cô gái đã nghĩ đến việc gọi chuyển phát trước mặt bạn trai, nhưng thực tế là gọi cho 110. 

Có nguy hiểm không?

Nhưng trong nội tâm cô gái, cảnh sát, còn có những người đọc như chúng ta đã hét lớn “quá nguy hiểm!!”

Đừng bao giờ nghĩ rằng nguy hiểm ở cách xa bạn.

Một ngày nào đó, cũng có thể bạn sẽ phải xác nhận xem cuộc gọi của bạn bè có phải là một tín hiệu cầu cứu hay không. Khi tính mạng bị đe doạ, chúng ta sẽ hy vọng người nghe điện thoại hiểu ý của ta biết bao.

Bởi vì bạn chính là hy vọng sống của tôi.

Bạn có khả năng nhận thức được nguy hiểm hay không?

Một người đàn ông ở Thượng Hải gọi điện thoại cho vợ mình. Sau một vài câu nói vẩn vơ thì người vợ nói với anh ta: “Em đang nấu cơm ở nhà với mẹ, không tiện nói chuyện, cúp máy đây”.

Anh chồng sau khi cúp máy đã lập tức gọi 110 và lập tức vội chạy về nhà. 

Khi cảnh sát đột nhập vào nhà phát hiện người vợ đang bị người lạ chế trụ trong nhà. Cuối cùng được cứu. Vấn đề ở đây là mẹ của anh ta đã mất lâu rồi. Rõ ràng ở đây “điểm bất thường” đã khiến anh ta ngửi thấy mùi nguy hiểm và đã cứu sống được vợ mình.

Tuy nhiên, trên thực tế đa số mọi người không có khả năng phân tích và phản ứng nhanh nhạy. 

Một thanh niên ở Chiết Giang bị tên cướp bắt cóc. Cậu ấy nói cậu chỉ là một thằng nhóc nên không có tiền. Tên cướp đã bắt cậu gọi cho bạn vay tiền. Cậu gọi cho bạn bè, người nhà vay 2000, 3000 tệ.

Có người bạn phản ứng kịp thời nhận ra cậu ấy không thể tìm mình vay một chút tiền như vậy được, liền nhận ra có gì đó không đúng.

Nhưng chị gái của cậu khi nhận được điện thoại đã hét lên: “Em kiếm được nhiều tiền như thế sao lại vay tiền của chị?”

Cũng có người bạn khi nhận được đã nói: “Một bữa ăn của mày thôi cũng phải mấy nghìn tệ. Vay tao 2000, mày đùa tao đúng không!”

Người bạn báo cảnh sát khi đã nhận ra, nhưng cảnh sát đến không kịp. Cậu trai kia vì lừa dối đã chọc giận kẻ cướp và bị hắn giết. Kết cục đau thương không thể vãn hồi.

Bản thân ngốc một chút sẽ dẫn đến kết quả người mình yêu quý rơi vào hố sâu. 

Năm ngoái, có một cô gái ở nhà bị trộm đột nhập, trên người có tổng cộng 13 nhát dao, gần như mất mạng.

Cô gái này thuê phòng trong một khu phố cũ, tên cướp đã theo dõi cô suốt một tháng trời. Một đêm, hắn dùng chìa khoá mở cửa phòng cô, đánh thức cô dậy, bịt mũi và miệng đòi tiền. Cô gái luôn phối hợp, sau đó tên cướp ra ngoài định gọi với người mua bán xe của cô gái, trói cô trong nhà. Sau khi tên trộm rời khỏi, cô ấy đã tìm cách thoát khỏi dây trói, gọi cho cảnh sát và người thân. Sau đó ngồi nhà yên lặng chờ cảnh sát đến cứu!!!

(Đang đùa tôi đấy à?)

Chắc chắn là sau đó tên trộm quay trở lại rồi. Hắn hoảng loạn hỏi cô có gọi cho cảnh sát không, cô nói dối rằng cô vừa gọi về nhà.

Đúng lúc này thì điện thoại reo, đó là điện thoại gọi xác nhận của 110. Cô nhấc máy trả lời: “Mẹ ơi, con về đến nhà rồi, không sao đâu”

Sau đó, nhân viên trực tổng đài 110 nói: “Tôi không phải mẹ bạn, tôi là cảnh sát. Không phải là bạn gọi cảnh sát à?”

Cô ấy ngay lập tức sợ hãi cúp máy. Tên trộm đã dấy lên nghi ngờ rồi.

Vừa mới buông điện thoại xuống thì nó lại reo lên.

Cuộc gọi từ anh trai cô ấy. Anh ta hét lên: “Anh quên mất ngã tư chỗ mày ở rồi. Cảnh sát đã đến chưa?”

Tên trộm lập tức ném điện thoại đi, cầm dao đâm cô gái! Ban đầu cô hoảng loạn, sau đó lừa tên trộm bằng cách giả chết. 

Ba phút sau khi tên trộm đã rời đi, chuông cửa reo lên, cảnh sát đến. Cô gái toàn thân kiệt sức, khắp người toàn máu lết ra mở cửa.

Thử nghĩ mà xem,

Nếu sau khi báo cảnh sát xong cô ấy can đảm chạy khỏi nhà. Nếu người anh trai không hấp tấp… 

Nhưng mà không có nếu như. 

Sự cố này cũng nói với chúng ta, nếu gọi điện thoại cầu cứu nhất định phải gọi cho một người bạn quen thuộc với tình hình của mình.

Nếu thật sự không còn cách nào nữa… Có đôi khi, người có thể cứu mình chỉ có chính mình mà thôi. 

Vào tháng 7 năm nay, ở Bắc Kinh, một cô gái sau khi tan làm về nhà vừa mới đóng cửa lại thì lập tức bị bịt miệng từ phía sau.

“Cướpppp” Cô gái thét lên

Đầu tiên cô nói rằng trong nhà có camera, chồng cô có thể nhìn thấy, sau đó cố gắng nói chuyện với tên trộm, nói “Có phải anh gặp khó khăn gì không? Đừng làm tôi bị thương, thật sự có khó khăn tôi có thể giúp anh”.

Sau khi người kia hứa không làm cô bị thương, cô đã chuyển đưa hơn 6000 tệ tiền mặt cho hắn. Sau đó cô gái đã nhanh chóng đi báo cảnh sát, còn lấy lại được tiền. Đối mặt với người xấu, đừng kháng cự.

Vơi điều kiện bản thân không thể tự chống lại chúng, lấy lùi làm tiến là thượng sách. Mất tiền còn có thể kiếm lại được, còn người một khi đã mất thì chẳng còn ý nghĩa gì. Bây giờ, các loại tội phạm khác nhau làm chúng ta phải xử lý theo cách khác nhau.

Chúng ta không được đồng cảm:

1. Ông già chống gậy lợi dụng sự đồng cảm của mọi người lừa họ vào chiếc ô tô hỏng đã chuẩn bị sẵn, vào thì bị bắt cóc

2. Bạn ở nhà, ban đêm nghe thấy tiếng trẻ con khóc ngoài cửa. Gọi cảnh sát báo án, cảnh sát nói không được mở cửa vì họ nghi ngờ rằng có người cố ý lợi dụng chuyện này để lừa chủ nhà mở cửa

3. Đang đi tối bỗng có một đứa trẻ con bị lạc cầm tay bạn nói: “Em bị lạc mất bố mẹ rồi. Em sợ lắm, anh/chị có thể đưa em về nhà không?” Sau đó đưa nó về tận nhà thì bạn bị bắt cóc

Những tình huống này không nói với bạn rằng kẻ yếu phải bất lực ngồi yên, nhưng sẽ giúp bạn bình tĩnh và phản ứng tốt nhất trong tình huống đó. 

Gọi cảnh sát, gọi cho gia đình cậu ấy.

Bản thân đừng mạo hiểm đưa người khác về nhà. 

Cách tốt nhất là tìm cảnh sát.

Dưới đây có thể là những tín hiệu cầu cứu. Hãy chú ý:

1. Khi bạn của bạn qua điện thoại nói với bạn rằng cậu ấy đang ở với bạn, hoặc với một người quá cố, hoặc đơn giản là người không có khả năng ở chỗ cậu ấy. Đây là tín hiệu cầu cứu.

2. Đột nhiên gọi cho bạn mượn một số tiền lớn/nhỏ mà cậu ấy không thể mở miệng.

3. Sau khi kết nối, cậu ấy nói những chuyện vô nghĩa, và cúp máy bất thường.

Đừng nói cậu ấy có bệnh. Khi bạn nhận ra có chuyện gì đó không ổn, đừng tiết lộ thông tin tài chính thật sự của cậu ấy. Hãy để ý thật kĩ, cậu ấy có thể đang cầu cứu bạn.

Cuối cùng, đọc các đề xuất sau đây mấy lần vào.

1. Khuỷu tay là bộ phận thuận lợi nhất của cơ thể. Khi bạn gặp kẻ xấu, khoảng cách gần thì dùng cùi chỏ

2. Nếu tên trộm muốn ví tiền, hãy để ví tiền ra xa, bản thân can đảm chạy đi

3. Nếu bị nhốt vào cốp xe, hãy đá đèn hậu tay vươn ra. Người lái xe không thể nhìn thấy bạn nhưng người bên ngoài thì có thể

4. Nếu tên trộm có súng, bạn chưa bị khống chế, chạy, chạy bán mạng vào

5. Để xe trong chỗ đậu xe rồi đi ngay, đừng ở trong chỗ đậu không khoá cửa quá lâu

6. Trước khi lên xe phải quan sát bên trong xe, nhìn ghế sau trước khi lên xe để tránh trường hợp có người trốn bên trong

7. Gọi cho 110 có thể là tự cứu sai cách, một mặt là thiên đường mặt khác cũng là địa ngục

Trong trường hợp cần thiết hãy dùng biện pháp cuối cùng, cố gắng đừng làm kẻ xấu bị kích thích. 

Chúng ta nhất định phải bảo vệ bản thân thật tốt. Cuộc sống rất đẹp, phải cẩn thận từng bước chân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *