Nếu không chinh phục được Gen Z, các nhãn hàng xa xỉ sẽ bị xoá sổ vào năm 2030?

ác thị trường.
Style’s Inside Luxury Column đánh giá Gen Z (những người đang ở độ tuổi dưới 25) là nhóm khách hàng khó chiều nhất cho đến thời điểm hiện tại vì sự rắc rối trong thói quen tiêu dùng của họ.
Thế hệ này dường như không hề trung thành với bất kỳ thương hiệu nào. Theo ý kiến của một số chuyên gia, điều họ quan tâm nhất là sản phẩm. Họ có thể mua sắm ở khắp nơi và đối với họ, thương hiệu không quan trọng. Trong một cuộc thảo luận gần đây, một nhà phê bình thậm chí còn tuyên bố rằng, GenZ sẽ hoàn toàn chấm dứt việc hoang phí tiền của vào những mặt hàng xa xỉ.
Có hay không việc Gen Z sẽ đặt dấu chấm hết cho những thương hiệu thời trang xa xỉ như Gucci, Louis Vuitton, Chanel… ? Có lẽ, trong tương lai gần, những thương hiệu thời trang tầm trung sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của Gen Z.
Gen Z – Những nhà thông thái lớn lên cùng mạng xã hội
Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng mạng xã hội. Khác với những thế hệ trước, từ khi biết đọc và viết, đối với Gen Z, thiết bị di động, màn hình cảm ứng và internet tốc độ cao chính là những vật bất ly thân.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, họ dành trung bình 7 – 8 h/ngày cho các hoạt động trực tuyến. Gen Z là thế hệ đầu tiên thiếu tương tác với các hoạt động ngoài trời và điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách họ tiếp cận thế giới và phần nào định hình trải nghiệm của họ đối với các thương hiệu. Gen Z xử lý thông tin nhanh hơn và dễ cảm thấy nhàm chán với những thông tin thiếu thú vị.
Tóm lại, đối với mạng xã hội, họ chỉ tập trung ngắn hạn trong khi các thế hệ trước vẫn kiên nhẫn với những nội dung kém hấp dẫn. Nếu một tin tức không thú vị xuất hiện, Gen Z sẽ nhanh chóng “lượn” đi. Bởi lẽ, ngày nay, Gen Zers có vô số lựa chọn và họ là những người tiêu dùng khôn ngoan. Họ chỉ để mắt đến những thứ độc đáo và thú vị chứ không phải một sản phẩm bình thường.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc họ không xem trọng thương hiệu. Nói cách khác, nếu một thương hiệu muốn lọt vào mắt xanh của Gen Z phải tạo ra những giá trị thú vị. Và Gen Z sẽ sử dụng thời gian rảnh (thoát ly khỏi những thiết bị kỹ thuật số) vào những trải nghiệm cao cấp. Các thương hiệu vẫn còn cơ hội để khai thác nhóm khách hàng tiềm năng này. Và tất nhiên, đây cũng là mảnh đất màu mỡ đối với những nhãn hàng xa xỉ.
Chìa khóa tạo nên sự sang trọng chính là sự sáng tạo. Và điều kiện tiên quyết để tạo nên sự sang trọng của một thương hiệu nằm ở giá trị họ mang đến cho khách hàng. Những sản phẩm được tung ra thị trường phải có giá trị và hấp dẫn đến mức người tiêu dùng thèm khát được sở hữu nó.
Các thế hệ trước luôn sẵn sàng chờ đợi nguồn cảm hứng đến từ các thương hiệu nổi tiếng mà mình yêu thích và dễ dàng chấp nhận sự đổi mới chậm chạp của họ. Một phần nguyên nhân có thể đến từ việc thiếu hụt sự lựa chọn vì vậy họ không thể tìm được một phương án thay thế tốt hơn. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, rất ít doanh nghiệp có thể gia nhập phân khúc cao cấp, dẫn đến lượng đối thủ cạnh tranh trong môi trường này được giảm đi đáng kể.
Quay trở lại năm 2021 và kỷ nguyên tăng tốc, giai đoạn này đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt những thương hiệu mới nổi được thành lập bởi Gen Zers. Và sản phẩm của họ nhanh chóng được sử dụng bởi những người nổi tiếng và các nhà lãnh đạo. Nhờ vào sự nhạy cảm đối với thị trường, Gen Z dễ dàng tạo ra những sản phẩm phù hợp với lối sống kỹ thuật số và mang đến những giá trị bền vững, đa dạng nhưng không kém phần hội nhập.
Các thương hiệu nổi tiếng cần phải tập trung cao độ vào việc tạo ra giá trị. Họ phải trở thành những người kể chuyện lôi cuốn và hợp thời. Họ phải trở thành một phần của cuộc sống và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời. Để thu hút Gen Z, việc nắm bắt nhu cầu và dự đoán xu hướng là vô cùng quan trọng. Các thương hiệu nổi tiếng cần được xây dựng để trở thành một phần thiết yếu, không thể thiếu trong đối với những khách hàng thông thái.
Vào năm 2030, doanh nghiệp của bạn sẽ chết nếu không tạo ra giá trị
Vào năm 2030, nếu bạn không thu hút được Gen Z, bạn sẽ bị xoá sổ. Chỉ đơn giản vậy thôi. Gen Zers đã chiếm hơn 25% khách hàng của một số thương hiệu ở Trung Quốc, thị trường thời trang cao cấp lớn nhất thế giới. Trong khi con số này thấp hơn đáng kể ở châu Âu và Bắc Mỹ (do độ tuổi dân số trung bình). Nhưng trong chưa đầy 10 năm nữa, Gen Z sẽ trở thành nhóm khách hàng lớn nhất đối với phân khúc hạng sang ở những quốc gia có dân số già như châu Âu và Bắc Mỹ.
Song, nếu Gen Z không đột nhiên trở nên trung thành với bất kỳ thương hiệu nào thì năm 2030 sẽ là thời điểm mà Gen Z muốn khám phá lại các thương hiệu đã từng khiến họ cảm thấy nhàm chán từ nhiều năm trước. Vì vậy, để chiến thắng đối tượng khách hàng này, các thương hiệu cao cấp phải hành động ngay bây giờ.
Gen Z sẽ không đặt dấu chấm hết cho những đế chế xa xỉ. Đúng hơn là ngược lại. Không thế hệ nào sành điệu và có ý thức về thương hiệu như Gen Z. Nhưng họ sẽ là người tạo nên sự diệt vong cho những thương hiệu chỉ đang giả vờ sang trọng. Nếu định vị thương hiệu của bạn hao hao với những doanh nghiệp khác và không mang lại lợi thế cạnh tranh rõ ràng trong mắt Gen Zers thì cơ hội tồn tại đến năm 2030 là không tồn tại.
Việc tạo ra giá trị tối ưu chưa bao giờ quan trọng như lúc này. Các thương hiệu như Hermès, Chanel, Gucci, Louis Vuitton và Dior đang hoàn toàn hướng sự tập trung vào Gen Z. Họ thu hút Gen Z thông qua các bộ sưu tập mang tính đột phá cao, những kế hoạch hợp tác đầy cảm hứng với các nghệ sĩ K-pop cùng những thương hiệu nổi bật trong nhiều lĩnh vực. Không những thế, họ còn kết nối với các nhà thiết kế thời trang đường phố và những nhân vật có tầm ảnh hưởng.
Thị hiếu địa phương cũng quan trọng như xu hướng toàn cầu. Và điều này đã mang đến sự tự do trong hoạt động sáng tạo của những đội ngũ nổi tiếng ở các khu vực như Trung Quốc và Mỹ. Các thương hiệu nên sẵn sàng đổi mới, triển khai những chương trình mang tính giải trí và bắt đầu thử nghiệm với các nền tảng truyền thông xã hội cũng như tiếp cận những trò chơi trực tuyến đang thịnh hành.
Gen Z chính là chìa khóa thành công của những thương hiệu cao cấp dù ở hiện tại hay tương lai. Ngày thất bại của các doanh nghiệp sẽ được định đoạt nếu họ chỉ biết chờ đợi mà không mải mai đến việc truyền cảm hứng và tạo ra giá trị cho giới trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *