Thành thật mà nói, tôi cảm thấy suy sụp hơn một chút khi mà mọi người nói với tôi rằng “hạnh phúc là một sự lựa chọn” hoặc thậm chí là tôi nên “thoát khỏi nó”. Cảm giác tội lỗi tràn ngập tâm trí tôi bởi vì hẳn là họ nghĩ rằng tôi đã chọn buồn bã và chán nản thay vì hạnh phúc vui vẻ. Nhưng mà lý do tôi chọn lựa trầm cảm thay vì hạnh phúc là gì khi mà tôi thậm chí còn chẳng muốn mình bị trầm cảm? Những lời đó không có nghĩa lý gì với tôi cả.
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/l4f6u6
_____________________
u/Creative_Response593 (190 points)
Người ta không thể hiểu những gì mà tự bản thân họ chưa từng trải qua. Giống như việc bạn miêu tả cảm giác sợ hãi khi vướng phải một vụ tai nạn xe hơi cho một người chưa từng gặp chuyện đó. Họ nói vậy vì họ cho rằng nếu họ ở trong tình huống của bạn, họ sẽ chỉ “vui vẻ lên”. Ai biết được họ sẽ phản ứng như nào nếu họ cũng bị trầm cảm giống bạn.
_____________________
u/almost_hollow (57 points)
Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất là sự ảo tưởng của những con người trên mạng xã hội, họ tin rằng nếu bạn suy nghĩ tích cực và luôn tươi cười thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy và trở nên tốt đẹp.
>u/Water_Melonia (6 points)
Bởi vì nó đã luôn và chắc là vẫn có hiệu quả với họ. Không phải tôi đang cố bào chữa cho góc nhìn thiếu cảm thông của họ đâu nhé, chỉ là vẫn có những người phù hợp với câu nói này, có thể là họ được ban đặc ân, hoặc họ đã gặp rất nhiều may mắn trong đời, và kể từ khi họ có thể nhớ, họ đã luôn có một tinh thần khoẻ mạnh.
Vậy nên, từ quan điểm của họ, chính sự tích cực và việc không bao giờ bỏ cuộc của họ đã cải thiện tình thế.
Nếu họ lắng nghe những người bị trầm cảm nhiều hơn một chút, được giáo dục, và biết cảm thông hơn một chút, có lẽ họ sẽ hiểu rằng mỗi người đều khác nhau và trầm cảm là một căn bệnh mà bạn không thể loại bỏ chỉ với những suy nghĩ lạc quan vô tư và niềm tin rằng mọi chuyện xảy đến với bạn để khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
____________________
u/Ok-Dragonfruit5250 (33 points – x1 helpful)
Tôi cảm thấy một trong những vấn đề lớn nhất trên hành tinh này mà hiếm khi được nhắc đến là sự mất kết nối cực kỳ lớn giữa những người bị trầm cảm và/hoặc các dạng bệnh tâm lý khác và những người khoẻ mạnh. Ngay cả những người cố gắng rất nhiều để cảm thông và thực sự hiểu đôi khi cũng chỉ biết sơ sơ về bệnh bởi vì chúng thường không thể giải thích được và vượt ngoài tầm hiểu biết của những người không trải qua cảm giác đó.
Có thể vượt qua được bức tranh toàn cảnh trong cuộc sống, nhìn nhận mọi thứ với đầu óc cởi mở và chiêm nghiệm về nó dù cho nó không ảnh hưởng đến bạn là điều mà tôi ước mình được dạy kỹ càng và thực sự được đốc thúc khi còn trẻ, bởi vì thay vì thế, tất cả những gì bạn nhận được là một cộng đồng những người không nhận ra sự ảnh hưởng gián tiếp của họ đến người khác. Nguyên nhân là vì từ nhiều thập kỷ cho đến hàng thế kỷ nay, phần đông những người không có các vấn đề tinh thần đáng kể đã làm cho số còn lại nhìn nhận rằng cách của họ (những người khoẻ mạnh) là “đúng”. Bây giờ là lúc chúng ta nên bắt đầu luyện cho thế hệ tương lai quen với việc nhìn nhận sâu sắc hơn hiện trạng và thấu hiểu rằng những gian khổ không hề ảnh hưởng ta đến vậy. Với điều này, tôi cảm giác mọi người cuối cùng sẽ hoà hợp hơn với số phận chung của loài người và không còn nhắm mắt làm ngơ. Không ai là hoàn hảo nhưng lợi ích thì có thể được tạo ra. Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết những người mắc trầm cảm cũng trải qua sự vô cảm từ những người cũng bị trầm cảm xung quanh. Đó là bằng chứng cho cách tư duy của đa số người không bị bệnh tâm lý dù cho kết quả là họ thường đánh mất người mà họ yêu thương.
>u/drmonkeytown (4 points)
Bạn nói rất hay. Bạn đang nói lên suy nghĩ của tôi về lòng thấu cảm. Có thể đặt mình vào vị trí của người khác là một năng lực đẹp đẽ, nhưng tôi nghĩ nhiều người đơn giản là không thể chịu đựng được cái bất tiện khi bước đi trong đôi giày của người khác, nên họ dùng đến phương án dễ dàng hơn: sự thấu hiểu nửa vời.
_____________________
Dịch bởi Kim Uyên