Nếu chúng ta có cuộn cáp quang dài 300000km, có thể nhìn từ đầu này qua đầu kia. Chúng ta có thể thấy hình ảnh bị trễ 1 giây chứ? Giả sử nguồn ánh sáng được bật ở 1 đầu và chúng ta quan sát ở đầu còn lại.

Trả lời: Richard Muller, Giáo sư Vật lý, Trường đại học California cơ sở Berkeley, tác giả cuốn “Now – The Physics of Time” (2016)

Có thể, độ trễ khoảng 1.5 giây cơ, do chiết suất của kính là 1.5, và độ sâu quang học của sợi cáp quang sẽ là 450000km.

Tốc độ ánh sáng khoảng 0.3048 m/nano giây (1ft/1ns). Trong sợi cáp quang, nó chỉ khoảng 0.2032 m/nano giây (8 inch/ns). Sự chênh lệch này có thể dễ dàng đo được, kể cả với sợi cáp quang ngắn.

Độ trễ này cũng là một mối lo bởi nó là rào cản của các cuộc giao dịch tốc độ cao. Tôi có một người bạn làm việc trong ngành đó, anh ta đã xây một chuỗi các tháp phát sóng vi ba (tần số 300GHz – 300MHz) giữa Chicago và New York. Vì thế mà khi anh ta nhận được thông tin quan trọng từ Chicago (khi vẫn ngồi ở New York) nhanh hơn so với cáp quang. Bởi sóng vi ba truyền trong không khí nên có tốc độ cao hơn cáp quang 33%. Truyền trong cự ly 1000km, với tốc độ ánh sáng sẽ mất 4 mili giây, còn qua cáp quang là 6 mili giây. Nếu bạn có thông tin sớm hơn đối thủ 2 mili giây (2000 micro giây đó) tức là bạn đã có lợi thế về thời gian trong giao dịch tốc độ cao rồi đó.

1 nano giây = 0.000000001 giây

1 mili giây = 0.001 giây

Theo: Nguyễn Thái Dương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *