A1: Garrick Saito, Cựu giám sát tài chính- kế toán, Công ty đại chúng
Link gốc: https://qr.ae/TBposL
- Tiền, Tương đương tiền và Đầu tư chứng khoán ngắn hạn:
Những con số quan trọng về thanh khoản. Dĩ nhiên là nên kết hợp với xem báo cáo dòng tiền. Nếu công ty không đảm bảo tính thanh khoản thì không thể thanh toán hóa đơn và các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.
- Tổng nợ phải trả
Một công ty ngồi trên đống nợ lớn sẽ tiềm ẩn các cam kết thanh toán
- Chi phí lãi vay
Nếu các điều kiện khác không đổi, chi phí lãi vay tăng làm giảm lợi nhuận và không tạo ra giá trị trên mỗi cổ phiếu.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Công ty bán hàng tại mức lợi nhuận cho phép trang trải chi phí hoạt động nếu không sẽ có khả năng lỗ.
- Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu
Doanh thu và chi phí có phù hợp? Nếu công ty chi quá nhiều tiền thì bao nhiêu trong đó thực sự tạo ra doanh thu?
- So sánh doanh thu và chi phí hàng năm
Tăng hay giảm? khoản mục nào đang được cải thiện?
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Nếu âm, khả năng cao công ty đang nợ không mong muốn; nếu dương, thông thường sẽ là tín hiệu tốt.
- Lợi nhuận thuần
Sau tất cả thì công ty lãi hay lỗ?
————–
Cmt (Ẩn danh): Lố 2 phút rồi ông nội.
————–
A2: Moath Aljalamneh, Trưởng phòng tài chính
Link gốc: https://qr.ae/TBTEyh
Về cơ bản tôi sẽ chú ý đến 3 điều dưới đây:
1. Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, để biết tỉ suất lợi nhuận
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, để biết dòng tiền ra – vào từ hoạt động kinh doanh
3. Các khoản nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn
Khi nhìn vào các khoản mục này ta sẽ thấy một bức tranh nhỏ trong tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
————-
A3: Carlos P. Sava, Nhà đầu tư giá trị, Quản lý danh mục, Doanh nhân, mê pizza và công nghệ.
Link gốc: https://qr.ae/TBTbNK
Mấy ông chủ nợ sẽ để ý ngay đến tiền (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Mấy ông hứng thú vs mua bán sáp nhập MBO/LBO sẽ phân tích dài dòng về đòn bẩy hay kế hoạch tài chính khả thi.
Còn những người đầu tư vốn chủ như tôi thì xem Bảng cân đối kế toán hay Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, làm việc với số liệu quá khứ.
2 phút của tôi sẽ ưu tiên cho những thứ dưới đây:
- Lợi nhuận: Doanh nghiệp có lãi hay không?
- Tăng trưởng: Doanh thu và lợi nhuận có tăng hay không? (Is there growth on the topline and leverage for that additional revenue to increase profits by a greater percentage)
- Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp còn lại bao nhiêu tiền sau đầu tư?
- Đòn bẩy tài chính: mức độ thận trọng khi sử dụng đòn bẩy?
Suy xét tổng thể và phân tích sẽ giúp bạn khoanh vùng trọng tâm. Khả năng dự báo và tính nhất quán của Bảng cân đối kế toán là 1 sự bảo đảm tốt. Mặc dù tôi cho rằng 1 quy trình phải nhất quán nhưng nó cũng cần linh động và phụ thuộc từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề và điều kiện kinh tế.
————
A4: Joseph Wang, Ex-VP Quant – Investment banking – Hong Kong
Link gốc: https://qr.ae/TBTM4d
Nếu chỉ có 2 phút…
Đầu tiên tôi sẽ coi… ông nào kiểm toán công ty này? Ý kiến của ổng là gì? (Ý kiến kiểm toán)
Ông nào đầu tư và thành phần ban lãnh đạo có những ai? Google vài thông tin về họ.
Sau đó đến dòng tiền và doanh thu xem công ty đã đốt bao nhiêu? Dòng tiền âm hay dương?
Tôi nghĩ 2 phút của tôi được nhiêu đó thôi, nếu có nhiều thời gian hơn sẽ xem xét các rủi ro.
Và tôi sẽ bỏ qua bất cứ nhận định tương lai nào (forward-looking statements).
————
A5: Jason Sjobeck, Chuyên gia tư vấn NetSuite và ERP
Link gốc: https://qr.ae/TB1Stk
Với tất cả sự tôn trọng, tôi xin trả lời là:
Nếu bạn chỉ có 120s để phân tích 1 Báo cáo tài chính thì bạn đang ở nơi “sai người sai thời điểm”
Bỏ đi mà làm người.
Phân tích tài chính không phải mỳ ăn liền đâu.