Nếu bạn không làm việc chăm chỉ ở độ tuổi 20, thì chục năm nữa, bạn sẽ chỉ trở thành một người nghèo ở độ tuổi 30. Trong một vài năm, bạn sẽ trở thành một người vừa già và vừa nghèo. Và tựu chung, những người nghèo đều mang trong mình 5 đặc điểm tai hoạ này.
1. Lười
Nghèo là một cái tội, còn vừa nghèo vừa lười lại là một đại họa. Nghèo đói không phải là một tội lỗi. Mà cái tội ở đây là biết mình nghèo, mình khổ cực đấy nhưng lại tự trấn an mình, không thèm cố gắng phấn đấu, bỏ mặc tất cả rồi lại nghĩ người khác thay đổi thái độ là vì mình nghèo. Cái lười trong tư duy, lười vận động, lười tham vọng, lười lao động ấy lâu dài biến nhiệt huyết của bạn bị chôn vùi và bạn trở thành gánh nặng của người khác.
2. Sĩ diện hão
Khi khó khăn về tài chính, tốt nhất là bạn không nên bận tâm quá nhiều về hai chữ “thể diện”. Hãy sẵn sàng nói lời từ chối. Bạn có thể thẳng thắn từ chối các cuộc vui, các lời chào mời… và tập trung vào kế hoạch chi tiêu của mình. Sĩ diện hão chỉ khiến cho bạn đau đầu về tiền bạc thêm mà thôi.
3. Yên vị trong vùng an toàn
Người bình thường muốn một cuộc sống an nhàn. Trái lại, người giàu có bị kích thích bởi sự mạo hiểm, không chắc chắn.
Bình an về mặt thể lý, tâm lý và cảm xúc là mục tiêu điển hình của những bộ óc ở tầm trung lưu. Còn những bộ óc tầm cỡ từ sớm đã lãnh hội được tư tưởng rằng quá trình trở thành triệu phú chẳng phải là con đường dễ dàng và ước muốn tìm cầu sự an nhàn có thể phá hỏng mục tiêu này. Thay vào đó, họ – những người giàu có – học cách tìm ra sự thoải mái giữa lúc phải đương đầu với bộn bề bất ổn.
4. Bạn không có mục đích
Thật khó để tích lũy tài sản nếu bạn không bỏ ra thời gian để biết mình muốn gì. Nếu bạn không đặt mục tiêu giàu có, bạn khó có thể đạt được điều đó. Bạn cần nhiều điều hơn là một câu nói “Tôi muốn trở thành triệu phú”. Bạn cần bỏ ra thời gian để tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu theo năm, đưa ra kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó.
5. Ưa “khẩu nghiệp”
Nhiều người không ngừng than thở, trách móc, đố kỵ rằng vì sao mình mãi nghèo, trong khi người kia giàu có, thành công. Nhưng đó đôi khi là do chính họ: thay vì nhìn lại mình, họ chỉ biết than thở, trách móc, nói xấu, trong khi người khác dành thời gian đó để chuyên tâm “tu thân”, làm những việc có ích cho chính bản thân, trau dồi vốn sống.
Khi một người không ngừng “khẩu nghiệp”, họ sẽ dần đánh mất niềm tin, sự quý mến của mọi người, mất đi cơ hội được hỗ trợ để bước ra khỏi khó khăn.
Bạn có đang mắc phải 1 trong 5 lỗi này không?