Nên hay không làm bạn với người yêu cũ?

Cẩn trọng: Những điều nên làm và không nên khi cố gắng xây dựng tình bạn với người cũ.

Chúng ta vẫn có thể làm bạn chứ? Đây thường là một trong những câu hỏi đầu tiên mà người ta thường tự hỏi khi vừa mới chia tay. Trước hết, tình bạn sau khi chia tay cảm giác như là một điều đương nhiên, một niềm an ủi cần thiết cho những gì đã vụt mất.

· Tất nhiên rồi, chúng ta sẽ vẫn là một phần cuộc sống của nhau

· Chúng ta sẽ mãi là bạn.

· Anh/Em vẫn muốn được thấy em/anh.

Những chi tiết nhỏ nhặt này dường như vẫn luôn hiện hữu. Các bạn chắc vẫn quan tâm đến nhau, phải không? Sau tất cả, đó cũng chỉ là những khoảnh khắc đã qua khi từng coi người kia là người hiểu mình nhất, là tình nhân của nhau. Cớ sao tất cả mọi thứ lại đột ngột thay đổi, tình yêu sâu đậm lại trở thành những kẻ xa lạ khách sáo khi chạm mặt. Đó là điều không tưởng..

Tuy vậy, đây là cách duy nhất để bước tiếp hành trình cuộc đời.

Tôi biết rằng hiện giờ sẽ có những bạn phản đối quan điểm này. Có những người cũ hiện tại đang là bạn tốt nhất của các bạn hoặc họ vẫn đang là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Các bạn, những người bạn của tôi, thực đặc biệt.

Phần còn lại, đối với chúng ta, cố gìn giữ tình bạn đối với ex hầu như đều có cảm giác lộn xộn, phức tạp và đau đớn, đó là lý do tôi muốn tìm hiểu rằng có thực sự nên hay không việc chúng ta làm bạn với tình cũ.

Theo các chuyên gia, làm bạn thì có thể đấy, nhưng đều có giá của nó.

Cả hai phải sẵn sàng thừa nhận rằng bản thân không còn dành cho nhau nữa, duy trì một tình bạn đơn thuần hậu chia tay đòi hỏi cả hai người “nhận ra những điều phù hợp và không phù hợp cho tình bạn này”- theo giáo sư tiến sĩ tâm lý học Christine Selby của đại học Husson. Nếu các bạn có thể thấy được rằng “thứ thực sự gắn kết các bạn trở lại cùng nhau là một tình bạn thực sự, sau đó các bạn có thể tạo dựng tình bạn với điều kiện cả hai phải rõ ràng quan điểm là không ai muốn quay lại với nhau cả”

Đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến tôi luôn không thể làm bạn với người tôi từng yêu. Tôi mất quá nhiều thời gian để vượt qua đớn đau, và hầu hết là mong muốn họ sẽ quay lại với mình, những suy nghĩ mong muốn cả hai hòa giải hay trông đợi giây phút chúng ta lại trở về bên nhau. Nhìn lại, tôi nghi ngờ chính những hành động này lại khiến chúng ta chật vật hơn để vượt qua.

Và bởi nhưng mong chờ và hi vọng của chúng ta, nhà tâm lý học lâm sàng, tác giả, tiến sĩ Sherrie Campbell đề xuất “6 tháng tới 1 năm “xóa sổ” để hoàn toàn quên một người” trước khi muốn một lần nữa xuất hiện trong đời họ với tư cách một người bạn. “Với cách này, bạn sẽ vượt qua những cảm giác đau lòng và có thể bình tĩnh khi thấy người ta bên tình mới”. Hay cho vuông là để bạn tránh cảm thấy bị ăn giấm chua (ghen đấy).

(Nếu sau 1 năm bạn vẫn không thể nhìn khi người yêu cũ có người yêu mới, thì bạn nên tiếp tục chờ đến khi bản thân có thể…đôi khi, có những người không bao giờ làm được.)

Nhưng nếu như bạn thực sự không thể quên người đó?

Không sao đâu, chẳng ai phán xét bạn cả. Tôi cũng thế thôi, rất nhiều những đêm thứ 7 vẫn lặng lẽ đi stalk nyc trên mạng xã hội và tưởng tượng ra hàng tá những viễn cảnh (=]]). Đôi lúc, tôi thậm chí còn cố thử liên lạc lại với họ với tư cách “bạn bè”-nhưng những lý do không nói ra của tôi không sớm thì muộn dường như luôn tòi ra thôi.

Nếu như bạn cũng nhận ra bản thân mình đang chật vật và tự thuyết phục rằng “thà làm bạn còn hơn là chẳng là gì của nhau” hoặc tình bạn đó có thể là cầu nối giúp hòa giải hai người, sau đây là vài điều để bạn cân nhắc:

1. Chia tay vì một lý do đúng đắn. Kẻ cả khi chúng ta biết hoặc không, chia tay xảy ra vì “cả hai thiếu sự hòa hợp”-bác sĩ chuyên khoa về giới tính Tanya Fruehauf cho biết. Vì vậy, “nối lại tình xưa với ex có thể nguy hiểm về mặt cảm xúc…đặc biệt là chia tay vì những vấn đề liên quan đến niềm tin.” Làm gì để ngăn những khúc mắc đó sẽ không tái diễn khi các bạn quay lại.

2. Bạn có lẽ thành phương án B rồi. Duy trì quan hệ với bồ cũ khiến bạn có nguy cơ trở thành một lựa chọn hờ hay back-up, điều có thể làm giảm kha khá giá trị của bạn-theo tiến sĩ Campbell. Trong khi những mối quan hệ “phòng hờ” chẳng còn là cái gì quá mới, công nghệ hiện đại (đặc biệt là các phương tiện truyền thông) giúp việc giữ những mối yêu đương tiềm năng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, vì tán tỉnh hay nhắn tin với ai đó trực tuyến có vẻ vô hại hơn so với gặp gỡ họ ngoài đời thực.

3. Các ranh giới là khẩn thiết. Để có thể tồn tại một vị trí bình thường trong cuộc sống của ex, bạn cần “vạch ra những ranh giới với nhau”-một cố vấn sức khỏe tâm thần Carolyn McNulty tại St. Petersburg, Florida chia sẻ. Ví dụ, bạn chỉ có thể đồng ý liên lạc với nhau qua mạng xã hội hay thỉnh thoảng ăn trưa cùng nhau. Các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn tạo ra những khoảng cách phù hợp.

Phải buông tay một người bạn vẫn yêu thương là một trong những trải nghiệm đau lòng trong cuộc sống này. Mặc dù không hề có định nghĩa đúng hay sai về cách vượt qua tan vỡ trong tình yêu, cứ bám mãi vào quá khứ có lẽ không phải là hành động khôn ngoan nhất. Dù là làm gì thì xin cẩn trọng, hãy nhớ rằng trái tim của bạn rất mong manh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *