NAPOLÉON BONAPARTE BỊ SÁT HẠI?

Hoàng hôn ngày 5/5/1821, một trận bão lớn trên Đại Tây Dương tràn qua đảo Saint Helena, cây cối to trên đảo bật tung gốc, một số ngôi nhà nhỏ bị cuốn phăng ra biển, cơn bão gây chấn động toàn đảo, chấn động tới Hoàng Đế bị lưu đày ở đây đang trong cơn mê sảng. ”Quân đội….Thống soái…..”, câu cuối cùng của Hoàng Đế chỉ có người hầu đứng gần giường nhất mới nghe rõ… Mưa tô bão lớn đã tan, tia nắng vàng yếu ớt chiếu xiên xuống đảo, ít phút sau đảo St Helena tràn ngập ánh nắng trong đại dương mênh mông. 17h49′, Hoàng Đế Napoléon lẫy lừng một thời trút hơi thở cuối cùng. Một Đại Đế đã làm cho những người đứng đầu các nước Châu Âu nghe tên thôi đã kinh hoàng. 

_Tại sao ông lại chết ? ông chết vì bị gì ?

_Tại sao một người đang ở độ chín của tuổi 52, tinh thần và sức lực dồi dào lại chết nhanh như vậy ? Độ tuổi trung bình của người Pháp khá cao mà.

Hơn 100 năm qua, cái chết của Napoleon được cả thế giới bàn tán, ông chết vì bệnh hay do nguyên nhân khác, bị hạ độc chăng ? Từ đó đến nay cái chết của ông vẫn đang gây tranh cãi, thậm chí nước này còn đổ lỗi cho nước kia về cái chết của ông.

Tương truyền Napoléon nghi ngờ có người ngầm mưu sát mình nên trước khi lâm chung 7 ngày, Napoléon đã viết thư cho bác sĩ riêng của mình:”Sau khi ta chết, ta biết chắc ngày ta chết đã sắp cận kề…Ta muốn khanh giải phẫu cơ thể ta…Ta ủy thác cho khanh kiểm tra tất cả các bộ phận trên cơ thể ta, quyết không được để sót bộ phận nào…” 2 giờ chiều ngày 6/5/1821, tuân theo di chúc, bác sĩ riêng của ông là François Carlo Antommarchi tiến hành giải phẫu thi thể Napoléon. Những người có mặt trong buổi giải phẫu gồm:

_Sỹ quan cận vệ của Napoléon.

_10 Vị quan chức nước Anh đang ở trên đảo.

_6 bác sĩ người Anh và bác sĩ Antommarchi.

Cuộc giải phẫu kết thúc, các bác sĩ chưa thống nhất với nhau về nguyên nhân gây ra cái chết, trong đó 7 bác sĩ thì có tới 4 ý kiến khác nhau, chỉ có một điểm chung là ”khu vực dạ dày bị hoại tử”

, bác sĩ Antommarchi cho rằng, đó là ”khối u đã bị hoại tử”, còn các bác sĩ người Anh thì cho rằng đó là hiện tượng ”từ khối u xơ cứng đã phát triển thành u ác tính”. Một bác sĩ có tên Sute phát hiện ”gan sưng to”, đã xuất hiện hiện tượng hoại thư, song toàn quyền nước Anh cai quản trên đảo là Hudson Lowe yêu cầu bác sĩ Sute không được ghi chép hiện tượng này vào biên bản giải phẫu, bởi vì người Anh sợ bị thiên hạ chỉ trích họ đã đày Napoléon tới một vùng khí hậu khắc nhiệt dẫn đến ông bị sơ gan. Trước đây cha đẻ của Napoléon cũng chết vì bị ung thư môn vị, cho nên nhiều người cũng tin ông chết do căn bệnh di truyền này. Đương nhiên cũng có một số người không tin vào báo cáo giải phẫu cơ thể Napoléon, họ cho rằng Napoléon chết vì ”khí hậu khắc nhiệt”. Mà hồi ông nào không bảo vệ thi thể Napoléon cẩn thận rồi bị người ta cắt luôn ”của quý” của y rồi.

Đến đầu thế kỉ XX, trên tờ tạp chí y học của Pháp và Đức có đăng bài ”Discuss the cause of Napoleon’s sickness and death”. Có người cho rằng Napoléon không phải chết vì bị ung thư, mà là mắc bệnh của vùng nhiệt đới, ông mắc bệnh từ năm 1798 khi viễn chinh tới Ai Cập và Syria. Ông bị lưu đày tới đảo vùng nhiệt đới khiến bệnh cũ tái phát ngày càng nặng đến khi y gượng không nổi.

Mùa thu năm 1955, bác sĩ nha khoa và nghiên cứu về ngộ độc của Thụy Điển là Sien Forshufvud đã phát hiện một tài liệu lịch sử liên quan tới cái chết của Napoléon, bệnh tình của y những tháng cuối đời như sau:

”Thường xuyên mắc bệnh mất ngủ, hai chân tê phù, lông chân-lông tay-tóc rụng, cơ thể béo phì, răng sụt lợi, không giống triệu chứng lâm sàn của bệnh ung thư, mà giống hiện tượng bị trúng độc”. Thế là bác sĩ Sien bắt đầu điều tra bí ẩn này. Qua nhiều năm sưu tầm chứng cứ, nghiên cứu tỉ mỉ ông phát hiện Napoléon trúng độc nguyên tố As ( Asen ), năm 1960 bác sĩ đưa ra giả thiết làm thế nào để xác định được hàm lượng As trong tóc của Napoléon. Vấn đề cần giải quyết là tìm được mẫu tóc của  Napoléon. Ông trời không phụ công người, bác sĩ Sien đến gặp giám đốc bảo tàng quân sự Paris, ông Sien gặp được một nhà chuyên nghiên cứu Napoléon, gặp một thương nhân Thụy Sĩ. Ông đã có được vài sợi tóc của Napoléon. Được sự giúp đỡ của giáo sư Smith ở khoa pháp y thược trường đại học Scotland, kết quả phát hiện hàm lượng As trong tóc Napoléon cao gấp 13 người bình thường. Thêm với tài liệu hiện có, tháng 10 năm 1840 đã tiến hành khai quật mộ, di thể vẫn còn nguyên vẹn, đặc biệt là sắc mặt không thay đổi nhiều so với lúc mai tán. Họ cho rằng chính As đã gây ra cái chết của Napoléon và đồng thời giữ cho thi thể ông nguyên vẹn. Qua dày công nghiên cứu, cuối cùng Sien cũng kết luận ông bị hạ độc bằng As.

Vậy thì ai là hung thủ ?!!. Qua phân tích, sàng lọc những nhân viên luôn cạnh ông, xác định được sĩ quan tùy tùng và tâm phúc nhất của Napoléon là ”Bá tước Charlestristan De Montholon” là thủ phạm. Người này đi theo Napoléon từ hồi còn rất trẻ, năm 1814 lần đầu tiên Napoléon bị hạ bệ, y đã từng quay giáo đầu hàng vương triều Bourbon. Năm 1815 sau khi Napoléon bại trận Waterloo, quan quân tan tác, chỉ có Montholon lại quay lại với Napoléon. Tại sao y lại cam tâm tình nguyện xa rời vợ con để đi theo Napoléon bị lưu đày trên đảo St Helena rồi sống thiếu thốn khổ cực. Mục đích chính là tạo lòng tin với Napoléon, được Napoléon trao cho chức tổng quản của ”trường lâm”( cách gọi chung cho người bị lưu đày ). Qua điều tra các tài liệu lịch sử, người ta phát hiện y làm theo lời sai bảo của Louis XVIII thuộc triều đại Bourbon. Y có nhiệm vụ hằng ngày bỏ một lượng nhỏ thạch tín vào rượu nho cho Napoléon uống, để cho Napoléon nhiễm độc từ từ mà chết. Năm 1981, Sien Forshufvud và Ben Weider hợp tác viết chung một luận đề :”Assassination at Saint Helena-vụ án giết người trên đảo Saint Helena”. Năm 1982 Ben Weider hợp tác với David Hapgood ( người Mỹ ), dựa vào phân tích của Sien để viết cuốn :”The murder of  Napoléon revisitted-vụ mưu sát Napoléon”, năm đó cuốn này bán rất chạy và thế là hiện tượng  Napoléon bị hạ độc lan truyền khắp thế giới.

Song cũng có không ít nhà khoa học, sử gia không tán thành nhận định này, họ đưa ra các ý kiến khác nhau, như :

_Bác sĩ Robert người Mỹ cho rằng Napoléon chết bởi sự trở ngại nghiêm trọng của hoạt kích tố nam giới ở giai đoạn cuối, dẫn đến công năng mạnh bị tổn hại nghiêm trọng.

_Sử gia David Quinn ở trường đại học Anh cho rằng cái chết của Napoléon  là do trúng độc nguyên tố As, song nguồn gốc có khả năng là bắt nguồn từ bức tường giấy dán trong phòng của Napoléon bởi lúc bấy giờ loại giấy dán tường màu xanh rất thịnh hành nên hiện tượng hít As từ chúng chết không phải chuyện lạ. Hai là điều kiện sống thời bấy giờ rất khó khăn, nên việc lý giải nguyên nhân cái chết cũng rất khó. Với lại David Quinn cũng đã kiểm tra qua mẫu giấy dán tường nên mới nêu ra nhận định đó, quả nhiên hàm lượng As trong đó rất cáo.

_Nhà khoa học Canada dùng biện pháp kích hoạt hạt để kiểm tra nồng độ As trong tóc Napoléon, thì phát hiện nồng độ As trong tóc không cao, ngược lại phát hiện hàm độ Sb tương đối lớn. Ông cho rằng trước đó mấy năm Napoléon đã uống số biệt dược có hàm lượng Sb cao, song hàm lượng Sb như thế không đủ gây ra cái chết. Biện pháp kích tố Sb gây nhiễm, vì Sb và As là nguyên tố hóa học cùng một nhóm. Vì thế nhiều người càng tin rằng ”Napoléon chết do ung thư”.

Ta thấy rõ ràng mâu thuẩn của các nhà khoa học, sử gia, bác sĩ, giáo sư thường có nhiều chứ không phải một mâu thuẩn và các tình tiết thì không dính dáng tới nhau. Họ đã sử dụng nhiều cách thức, phương pháp để có kết luận của mình chứ không phải suy đoán lung tung. Nên các nhà sử gia người Pháp có câu :”Trong lịch sử, phía sau danh từ Napoléon nên đặt một dấu hỏi lớn !”. Và cái chết của Hoàng Đế Napoléon Bonaparte vẫn còn là một phần tối trong lịch sử. 

Tranh vẽ Napoléon lúc qua đời
Tóc của Napoléon
Loại giấy dán tường được nhắc đến

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *