MỸ ĐÀO BỚI CẢ NỢ CŨ LÊN ĐÒI TRUNG QUỐC 1000 TỶ ĐÔ TRÁI PHIẾU THỜI NHÀ THANH

Hiện nay, chính quyền Tổng Thống Mỹ Donald Trump đang nghiên cứu khả năng đòi lại món nợ trái phiếu được phát hành từ thời nhà Thanh, trước cả khi Trung Hoa Dân Quốc và CHND Trung Hoa ra đời. Vâng, chuyện nghe cứ như đùa nhưng nó đang được nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Trái phiếu ấy là trái phiếu “Đường sắt Hồ Bắc” được phát hành bởi nhiều ngân hàng tại London, Berlin, Paris, và New York từ năm 1911. Nó dùng để tài trợ cho dự án đường ray của nhà Thanh kéo dài từ Hán Khẩu đến Tứ Xuyên. Chúng có lợi suất 5%/năm và mệnh giá dao động 20-100 bảng Anh.

Hiện nay, có hàng ngàn người Mỹ vẫn đang giữ loại trái phiếu này. Các trái chủ cho biết họ đang nắm giữ khoảng 1.000 tỷ USD trái phiếu loại này. Nếu tính cả trượt giá, lãi suất và những thiệt hại khác, nó có thể tương đương giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Cho đến nay, CHND Trung Hoa chưa bao giờ thừa nhận các khoản nợ này mặc dù họ tuyên bố mình là chính quyền kế thừa hợp pháp duy nhất của Trung Hoa Dân Quốc.

◇_Kế thừa nợ

Câu hỏi đặt ra là :”Các khoản nợ này có hợp pháp không mà Mỹ lại đòi ?”.

Cụ thể, ngay sau khi nhà Thanh bị lật đổ vào năm 1911. Trung Hoa Dân Quốc bắt đầu khai thác thị trường vốn quốc tế bao gồm bán một loạt kỳ phiếu được hỗ trợ bằng vàng để tái thiết cho đất nước còn đang non trẻ. Nhưng không lâu sau, Đảng Cộng Sản của Mao đã đuổi đánh Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Đại Lục và tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa. CHND Trung Hoa bác bỏ hoàn toàn các khoản nợ trước đây của nhà Thanh hoặc Trung Hoa Dân Quốc để lại.

Tuy nhiên, đây không phải là nợ cá nhân, nó là nợ giữa các quốc gia với nhau. Với tư cách là một thực thể pháp lý, các chế độ chính trị sẽ kế thừa các khoản nợ của chế độ tiền nhiệm để lại. Nếu chối bỏ các khoản nợ của chế độ tiền nhiệm thì đó là 1 hành vi hết sức chày bửa.

Ví dụ vụ án nổi tiếng Gabčíkovo-Nagymaros (Hungary/Slovakia) năm 1997 tại Tòa Án Công Lý Quốc Tế, Hungary từ chối tiếp tục tuân thủ nghĩa vụ của mình trong việc hợp tác xây dựng đập thủy điện Danube với Slovakia, vốn bắt đầu từ thời Liên Xô. Họ lập luận rằng sự tan rã của khối XHCN và sự sụp đổ của các ĐCS ở Đông Âu là đủ căn cứ-dựa trên điều 62 của “Công ước Vienna về Điều ước Quốc tế năm 1969” để họ không phải kế thừa nghĩa vụ hợp tác với Slovakia.

Thế nhưng, Tòa Án Quốc Tế phủ nhận lập luận này và khẳng định rằng Chính Phủ mới của 1 quốc gia, dù trải qua bất kỳ biến động chính trị nào thì vẫn phải có nghĩa vụ trả các khoản nợ do Chính Phủ tiền nhiệm để lại.

Quá đúng chứ còn gì nữa ? Làm gì có cái chuyện cứ thay đổi chế độ chính trị là không phải trả nợ ? Nếu thế thì loài người cần gì phải lao động nữa ? Dễ quá. Cứ vay hàng trăm tỷ đô, sau đó cả nước ăn chơi xả láng hết sạch rồi lại lập ra 1 Chính Phủ mới là khỏi phải trả nợ. Nếu thế thì thế giới này loạn từ lâu rồi.

Một ví dụ điển hình nữa là nước Đức, dù chế độ Đức Quốc Xã đã sụp đổ. Nhưng người Đức, Chính Phủ mới của Đức vẫn phải có nghĩa vụ là trả nợ, bồi thường các thiệt hại chiến tranh do chế độ tiền nhiệm để lại. Chứ không có cái kiểu lập luận là:”Muốn đòi nợ thì xuống âm phủ gặp Hitler mà đòi”.

◇_Thế Đài Loan có phải trả nợ ?

Chính phủ Đài Loan vẫn dùng cái tên cũ là Trung Hoa Dân Quốc, nhưng nó không hề giống với Trung Hoa Dân Quốc trước năm 1949. Lãnh thổ Đài Loan hiện nay chỉ bằng 1/267 so với hồi xưa. Và quan trọng là họ không có tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chả mấy nước công nhận hòn đảo này độc lập. Với CHND Trung Hoa, họ coi Đài Loan chỉ là 1 tỉnh nổi loạn của Trung Quốc mà thôi.

Trong khi đó, CHND Trung Hoa luôn khẳng định nhà Thanh trước kia là chính quyền phản động không đại diện cho nhân dân. Dù vậy, chính sách “Một Trung Quốc” lại luôn khẳng định thẩm quyền đại diện duy nhất và tuyệt đối của Bắc Kinh, bao gồm cả những phần lãnh thổ đã bị tách rời trong lúc nhà Thanh đang nắm quyền như Tây Tạng, Mãn Châu, Hồng Kông, Macau, thậm chí cả Đài Loan.

Mặt khác, Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng Trung Hoa Dân Quốc đã bị xóa sổ từ lâu và chỉ có ĐCS mới có đủ tư cách để kế thừa duy nhất Nhà Nước này. Năm 1949, Hội nghị Tham vấn Chính trị chung của ĐCS đưa ra nghĩa vụ của Chính Phủ Lâm Thời, là nghiên cứu các điều ước và thỏa thuận của Trung Hoa Dân Quốc đã ký kết, để từ đó thừa nhận hay phủ nhận các nội dung có lợi hay hại cho Trung Quốc.

Bà Jonna Bianco, đại diện các trái chủ nhà Thanh, nói: “CHND Trung Hoa bác bỏ các nghĩa vụ có chủ quyền đã phá sản của họ là khoản nợ của Trung Hoa Dân Quốc trước năm 1949. Điều này mâu thuẫn với tuyên bố của Trung Quốc rằng họ là sự kế thừa duy nhất cho các quyền chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc”. Nói theo cách dễ hiểu là nếu Trung Quốc từ chối trách nhiệm pháp lý đối với các trái phiếu nhà Thanh, chẳng khác nào họ từ bỏ tư cách là Nhà Nước kế thừa hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc, cũng có nghĩa là nó mâu thuẫn với chính sách “Một Trung Quốc” do chính họ đề ra và yêu cầu cộng đồng quốc tế tôn trọng.

◇_Kích hoạt hiệu lực

Như vậy, về mặt nguyên tắc của công pháp quốc tế, chúng ta có thể khẳng định những khoản nợ lịch sử này là có hiệu lực. Vấn đề là liệu các trái chủ trái phiếu nhà Thanh có thể buộc chính phủ Trung Quốc phải trả nợ cho họ hay không ?

Hiện nay, trái phiếu cũ của Trung Quốc đang được các kho bạc, ngân hàng, công ty trên thế giới và hơn 20.000 nhà đầu tư tư nhân ở Mỹ sở hữu. Về pháp lý, đến nay chưa có yêu cầu nào về thanh toán trái phiếu Trung Quốc trước năm 1949 đạt kết quả.

Tại Mỹ, chỉ có một vụ kiện tập thể được xét xử năm 1979. Tháng 11/1979, ông Russell Jackson cùng 8 người sở hữu trái phiếu Trung Quốc trước năm 1949 đã gửi đơn cho tòa án liên bang ở hạt Bắc Alabama yêu cầu Trung Quốc thanh toán trái phiếu.

Trung Quốc gửi công hàm cho Bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định Trung Quốc được hưởng quyền miễn trừ thẩm quyền quốc gia tuyệt đối, theo đó một quốc gia có chủ quyền không thuộc quyền tài phán của tòa án quốc gia nào khác nếu quốc gia đó không đồng ý.

Ngày 28-10-1981, tòa án hạt Bắc Alabama thông báo do Trung Quốc không tham dự phiên tòa nên tòa sẽ xét xử dưới hình thức khiếm diện.

Ngày 2/9/1982, tòa án tuyên bố đủ thẩm quyền xét xử và các nguyên đơn Mỹ có quyền được chi trả cả gốc và lãi trái phiếu với tổng số tiền 41,3 triệu USD.

Tháng 1/1983, Trung Quốc gửi công hàm ngoại giao khẳng định quyết định của tòa án Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế và nếu tòa tịch biên tài sản của Trung Quốc tại Mỹ để thi hành án, Trung Quốc bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp tương xứng.

Giữa năm 1983, các nguyên đơn ở Mỹ đề nghị thi hành án. Lần đầu tiên Trung Quốc đã tham gia quá trình tố tụng khi nhờ luật sư Eugene Theroux ở Công ty luật Baker & McKenzie trợ giúp pháp lý.

Luật sư Theroux yêu cầu hủy bản án đã tuyên và bác bỏ vụ kiện. Sau đó, trong bản khai có tuyên thệ, Ngoại trưởng Mỹ George P. Shultz đã đề nghị tòa hủy phán quyết để bảo vệ chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc.

Cuối tháng 10/1984, vụ kiện đã bị loại bỏ trên cơ sở “Đạo luật miễn trừ chủ quyền nước ngoài” (FSIA) năm 1976, cho phép các tòa án Mỹ xét xử các vụ kiện chống lại chính phủ nước ngoài về các tuyên bố thương mại, nhưng không áp dụng hồi tố cho trái phiếu phát hành đầu thế kỷ 20.

Tuy nhiên năm 2004, Tòa Án Tối Cao Mỹ đã ra phán quyết FSIA có thể áp dụng hồi tố, điều này đã thắp lên hy vọng cho các trái chủ trái phiếu nhà Thanh. Theo giáo sư Gulati, điều này có thể được thực hiện bằng cách các trái chủ bán lại khoản nợ này cho Chính Phủ hoặc vận động Chính Phủ gây sức ép nhất định để đòi nợ hay dàn xếp khoản nợ. Lúc này, các khoản nợ quốc gia với một cá nhân sẽ trở thành vấn đề đồng cấp quốc gia với quốc gia, và công cụ để thực thi cũng đa dạng hơn.

◇_Anh từng đòi nợ thành công

Trung Quốc luôn khẳng định họ không liên quan đến các khoản nợ do các Chính Phủ trước năm 1949 vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối thập niên 1980, khi Trung Quốc và Anh đàm phán về việc trao trả Hongkong. Nước Anh đã thành công trong việc yêu cầu Đại Lục thanh toán trái phiếu cũ của mình do công dân Anh sở hữu sau khi bà Margaret Thatcher tuyên bố rằng Trung Quốc không thể phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính London nếu không thanh toán các khoản nợ cũ trước năm 1949.

https://tuoitre.vn/trach-nhiem-quoc-gia-ke-thua-no-cu-ky-1-…

https://tuoitre.vn/trach-nhiem-quoc-gia-ke-thua-no-cu-ky-3-…

https://www.bloomberg.com/…/trump-s-new-trade-war-weapon-mi…

https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3773698

Tất nhiên là Trung Quốc vẫn phủ nhận thôi. Người ta có câu:”Cho vay thì dễ, đòi lại mới khó”. Tuy nhiên quả đòi nợ kiểu này cũng làm cho Trung Quốc phải giật mình mấy lần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *