- Muốn làm nên đại sự phải đạt độ lớn của tấm lòng
Kích thước của tấm lòng có thể “định lượng” được.
Có người như “cái ao”, tấm lòng của họ nhỏ như một vũng nước, có lúc cạn, có lúc đầy. Những người như vậy không chưa đựng được người khác, họ thường khép kín bản thân mình, tự cho rằng mình luôn đúng, mình là nhất, không chịu chấp nhận ý kiến của người khác. Tấm lòng của những người như vậy cũng rất hẹp hòi, chuyện nhỏ cũng muốn hơn thua, khiến người khác sống không thoải mái, mà cả bản thân họ cũng rất khổ cực.
Cũng có người như “chiếc hồ”, tấm lòng của họ có khả năng chứa nhất định nhưng lại bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Những người như vậy thường không chịu đựng được sóng gió trong xã hội và sự thăng trầm của cuộc sống, họ cũng không bao giờ giữ được sự ung dung, bình tĩnh trước những vinh nhục trong cuộc đời.
Nhưng cũng sẽ có những người như “biển cả” vậy, tấm lòng rộng lớn có thể chứa được mọi thứ, bao dung tất cả mọi người. Người như vậy không chỉ biết cách tổng hợp sự khôn ngoan của mọi người mà còn biết tập hợp sức mạnh ở khắp mọi nơi. Họ có thể chịu đựng được mọi gian khó của cuộc đời, chấp nhận những chuyện khó tha thứ trong thiên hạ, lúc thuận lợi không ngạo mạn ngông cuồng, lúc rơi vào nghịch cảnh thì không thất vọng, thiếu niềm tin.
Phàm là những người muốn làm nên đại sự phải kem kích thước tấm lòng của họ có thể “chứa đựng bao nhiêu”. Chỉ có những người có tấm lòng rộng lớn như biển cả, biết yêu thương, tha thứ và bao dung mới có thể làm nên những chuyện mà người khác không thể làm.
2. Muốn làm nên đại sự phải đạt độ cao của cảnh giới
Cảnh giới của con người có thấp, có cao. Đối với một số người thì bản thân họ chính là thế giới, thế giới chính là bản thân. Họ chỉ sống vì chính mình, lo toan tính toán mọi sự cũng chỉ bản thân mà thôi. Kiểu người này thường bị giới hạn bởi cái gông của “tự ngã”.
Đối với một số người, thế giới chính là vòng tròn, vòng tròn chính là thế giới. Họ chỉ sống vì các nhóm tập thể nhỏ, chỉ luôn nghĩ đến lợi ích của một số ít người. Kiểu người như vậy sẽ không thể nhảy ra khỏi sự bó buộc của “tiểu ngã”.
Với một số người khác, thì thế giới chính là những người khác, những người khác chính là thế giới. Họ sống vì tất cả mọi người và lòng luôn ngập tràn mong ước có thể cống hiến cho thế nhân. Kiểu người như vậy đã đạt đến cảnh giới “vô ngã”.
Từ xưa đến nay, những người muốn làm nên đại sự đều phải có giác ngộ lớn, đạt được độ cao của cảnh giới, không chỉ sống vì mình mà còn sống vì người.
3. Muốn làm nên đại sự phải đạt độ rộng của tầm nhìn
Tầm nhìn của một người được quyết định bởi góc độ. Một số người nhìn thẳng họ chỉ thấy một bề mặt của thế giới hoặc một mặt của sự thật. Một số người lại sử dụng góc rộng, tuy không thể nhìn thấy tất cả, nhưng cũng có thể thấy một thế giới đa dạng sắc màu. Nhưng, người có thể sử dụng mọi góc nhìn mới thật sự có tầm nhìn rộng lớn, có thể nhìn thấy một thế giới hoàn chỉnh, nguyên vẹn.
Và những người có thể lắng nghe, nhìn nhận khắp 4 phương 8 hướng, thông hiểu chuyện xưa nay thì mới có thể làm nên đại sự ở đời.
4. Muốn làm nên đại sự phải đạt độ sâu của tư tưởng
Tư tưởng quyết định đến tư duy của một người.
Nếu một người chỉ có tư tưởng nên nổi trên tầng bề mặt thì sẽ nghèo kiến thức, tư duy lý luận rất hạn hẹp, những người như vậy rất khó làm nên chuyện ở đời.
Còn với một số người tư tưởng chỉ chạm đến tầng nông, tuy ở họ không thiếu sự khôn lỏi, lanh lợi nhưng chiều sâu tư tưởng lại không đủ. Vì thế, khi đối diện với sự thay đổi của thế giới này rất dễ dàng thỏa mãn, không chịu nghiên cứu học hỏi thêm để nâng cao trình độ của chính mình.
Một số người khác thì tầm tư tưởng lại đạt đến tầng trong suốt. Những người như vậy không chỉ có kiến thức, tư duy mà còn có thể thông hiểu hết mọi điểm cốt yếu, mọi quy luật ở đời. Vì thế, trong thế giới với đầy biến đổi và mơ hồ này họ vẫn sống tốt, sống tỏa sáng vì xác định đúng phướng, phân biệt được đúng sai và đưa ra được quyết định sáng suốt.
Muốn làm nên đại sự ở đời, điều cốt yếu phải đạt độ sâu về tư tưởng, có tầm nhìn, có phương hướng chính xác.
Nguồn: Sống đẹp