#MotherRussia226AI LÀ MỘT ANH HÙNG CÓ THẬT?A: Misha Firer?ời này.Sergei Krikalev

AI LÀ MỘT ANH HÙNG CÓ THẬT?

AI LÀ MỘT ANH HÙNG CÓ THẬT?
A: Misha Firer
https://qr.ae/pNJBkJ
__________________
Người này.
Sergei Krikalev.
Một người anh hùng thực sự quả cảm.
Một người có thể coi là công dân cuối cùng của Liên bang Xô Viết.
Khi anh đang ở trong vũ trụ, Liên Xô tan rã.
Anh được nhắn nhủ rằng, “đất nước mà đã đưa anh lên đây giờ không còn tồn tại nữa đâu. Giờ chúng tôi không còn tiền để đưa anh về từ trạm vũ trụ Mir.”
Trạm vũ trụ Mir sau đó trở thành nhà của Sergei, và là phần cuối cùng còn sót lại của Liên Xô. Sau khi được phóng lên vũ trụ từ bãi phóng Baikonur, tin Liên Xô tan rã đến tai anh.
Ban đầu nhiệm vụ của anh chỉ kéo dài 5 tháng, nên họ không chuẩn bị thêm cho anh. Sự sụp đổ của Liên Xô đã đánh một đòn rất mạnh vào ngành công nghiệp vũ trụ. Krikalev được yêu cầu trụ lại ở trạm vũ trụ lâu nhất có thể.
Thực sự ở trên đó rất khó khăn với anh, vì ở trên vũ trụ lâu hơn đồng nghĩa với việc đẩy cao những nguy hại lên cơ thể anh – phóng xạ vũ trụ, nguy cơ ung thư, làm suy yếu hệ miễn dịch của anh.
Nếu Sergei muốn, anh có thể rời trạm Mir vào mọi lúc. Có một cái kén thoát hiểm, nhưng sử dụng nó đồng nghĩa với việc kết thúc sứ mệnh của mình. Sergei quyết định không từ bỏ vị trí của mình, khiến cho nhiệm vụ của anh kéo dài tới tận 311 ngày, lập kỷ lục thời gian lâu nhất ở trên vũ trụ.
Khi ấy có siêu lạm phát ở Nga. Chính phủ bán hết mọi thứ họ có thể, bao gồm cả các vị trí làm việc của trạm vũ trụ Mir. Nhật đã mua với giá 12 triệu đô, còn Áo đã mua thêm 7 triệu nữa. Chính phủ Nga cũng muốn bán luôn trạm vũ trụ khi nó vẫn còn đang hoạt động.
Tất cả phi hành đoàn đều trở về nhà, trừ Sergei. Anh chỉ bị thay thế khi vị trí “kỹ sư bay” được bán cho Đức với giá 24 triệu đô.
Sergei Krikalev trở về nhà vào ngày 25/3/1992. Sau khi hạ cánh, người đàn ông với 4 chữ cái CCCP màu đỏ trên bộ quần áo đi ra khỏi kén thoát hiểm.
Trong tay mình, anh cầm một lá cờ Liên Xô. Kiệt sức, da trắng bệch như tuyết, tình hình sức khỏe của anh lúc ấy không được ổn định. Mất 4 người đàn ông để giúp anh xuống được mặt đất.
Nơi anh hạ cánh, ngoại ô Arkalyk, đã không còn là lãnh thổ của Xô Viết mà là một phần Kazakhstan.
Quê hương anh, Leningrad, giờ thành St. Petersburg.
Với lương của một phi hành gia là 600 rubles, anh chỉ có thể mua một cân xúc xích.
2 năm sau đó, anh được coi là “người hùng của Nga”.
Không lâu sau đó, anh trở thành phi hành gia Nga đầu tiên bay trên một chuyến tàu con thoi của NASA. Chỉ hai năm sau đó, anh trở thành người Nga đầu tiên ở Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
Chỉ có ở hành tinh Nga thôi mấy ông.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *