Một vài tình trạng bệnh kỳ lạ nhưng có thật?

Trả lời bởi Pallab Roy

Đây là một chứng bệnh được dạy trong ngành y khoa và sau đó cũng từng xuất hiện trong series phim Bác sĩ thiên tài.

Nó xảy ra ở trường cao đẳng y tế Madras.

Một người đàn ông 43 tuổi, vừa mới kết hôn, là một kẻ nghiện rượu kinh niên 10 năm và nay bị suy gan mãn tính.

Gan là cơ quan giải độc thuốc. Vì thế nếu bạn cho bệnh nhân suy gan dùng thuốc, nó sẽ chỉ khiến bệnh tình của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn. Vậy nên cách giải quyết duy nhất là.. ghép gan.

Ở nước tôi, bệnh nhân đăng ký ghép tạng thì nhiều, nhưng số người đăng ký hiến lại rất ít, và thế là danh sách chờ cứ nối dài hằng hà sa số.

Một người muốn được ghép tạng ít nhất phải giữ mình sạch sẽ tối thiểu 6 tháng. Điều ấy có nghĩa là trong thời gian ấy một tí cồn bạn cũng không được nuốt vào.

Anh ấy cũng đã làm như thế. Đủ công bằng rồi, đúng chứ?

Vậy là 6 tháng sau anh ấy quay lại để kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

Có cồn!

Bác sĩ nổi cơn thịnh nộ và bắt người vợ đưa anh ta về nhà.

“Có rất nhiều bệnh nhân ở đất nước này muốn được ghép gan, và tôi sẽ không lãng phí một nội tạng quý giá như thế cho một người không thể sống xa bia rượu thậm chí chỉ trong 6 tháng đâu.”

Trên đây chính xác là mấy lời bác sĩ nói.

Nhưng người vợ khăng khăng, rằng chồng mình thậm chí không hề đụng tới rượu, dù chỉ là một giọt suốt 6 tháng qua.

Người chồng cũng nhấn mạnh như thế.

“Thưa bác sĩ, thề có thần Mahadev tôi không nói dối,.. tôi chưa từng đụng vào một giọt rượu nào. Hãy tin tôi.”

Nhưng bạn biết bác sỹ mà, họ chỉ tin vào bằng chứng thôi.

Bác sĩ từ chối.

Cô ấy nài nỉ.

Bác sĩ từ chối.

Cô ấy nài nỉ.

Bác sĩ lại từ chối.

Cô ấy vẫn nài nỉ.

Và giờ phải có người từ bỏ đúng chứ…

“Điều kiện của chồng cô không tốt, chúng tôi sẽ theo dõi anh ấy trong vài ngày.”

Nên họ đã cho người chồng nhập viện.

Ngày tiếp theo anh ấy được được kiểm tra lại nồng độ cồn.

Vẫn còn cao

Ngày tiếp nữa.

Vẫn còn cao.

Ngày tiếp theo.

Thậm chí còn cao hơn ngày trước.

Giờ đây, nếu bạn từng nhập viện thì hẳn bạn sẽ biết rằng ở viện không được uống rượu.

Thậm chí các bác sĩ cũng tỏ ra bối rối, điều quái gì đang diễn ra thế nhỉ, làm thế nào mà anh ấy dung nạp cồn vào người mỗi ngày được?

Nhân viên dọn phòng được triệu tập và hỏi, CCTV cũng được bật lên để theo dõi và bảo vệ thậm chí cũng bị chất vấn. Tất cả được thực hiện một cách vội vã.

Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm ngửi thấy mùi gì đó khả nghi. Ông đã tiến hành vài kiểm tra, một trong số đó là “nấm dịch dạ dày – fungal culture of gastric aspirate”.

Một trường hợp cực kỳ cực kỳ hiếm gặp.

HỘI CHỨNG TỰ SINH RƯỢU (AUTO BREWERY SYNDROME)

Tất cả đều kinh ngạc, cuối cùng các bác sĩ cũng có lời giải đáp cho mình.

Nó là gì?

Well, đúng như tên gọi của nó, đó là tình trạng dạ dày tự lên men rượu từ các sản phẩm làm từ tinh bột.

Nói chung, người mắc hội chứng này có tiền sử lạm dụng thuốc kháng sinh (thấy chưa, đó là lý do vì sao mọi người được khuyến cáo không bao giờ được lạm dụng thuốc kháng sinh. Một bệnh nhân của tôi đã dùng thuốc trong 23 ngày liên tục, và sau đó anh tạ bị tiêu chảy và suýt tèo).

Dù sao đi nữa thì, dạ dày chứa rất nhiều nấm, chủ yếu là SACCHAROMYECES CREVESIAE, loại nấm được sử dụng để lên men bia và rượu rum.

Dạ dày chứa rất nhiều những thứ như trên.

Và khi bạn sử dụng những thực phẩm từ tinh bột, chúng sẽ chuyển hóa thành rượu.

Vì vậy, mặc dù bạn không uống rượu nhưng cơ thể bạn tự sản sinh ra nó.

Thật buồn là sau tất cả các chẩn đoán, anh ấy vẫn không phải là người đủ điều kiện để ghép gan.

Anh ta qua đời 2 tháng sau đó vì rối loạn chứng năng đa tạng.

___________

Bài dịch của bạn Nguyễn Ngọc Mẫn được đăng ở group Quora Việt Nam (QRVN): https://www.facebook.com/photo/?fbid=1035753780502090&set=gm.3026292214270561

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *