[Một trong nhiều lý do khiến các nước Baltic cũng như Tiệp Khắc muốn tách khỏi Liên Xô và Ba Lan không thích Nga]
1/ Ba Lan
Người Ba Lan là một dân tộc thuộc nhóm chủng tộc Tây Slav (đối với người Nga là Đông Slav). Trong lịch sử, họ đã từng cạnh tranh vai trò đứng đầu chủng tộc Slav với người Nga. Một phần lãnh thổ của Ba Lan đã từng là vùng đất cũ của các bộ tộc người Đức (thuộc phạm vi của khu vực được gọi là Germania)
2/ Các nước Baltic đã tách khỏi Liên Xô
Bao gồm:
– Estonia: có dân tộc chủ yếu là người Estonia (có nguồn gốc từ người Finn như người Phần Lan) và người Slav là dân tộc thiểu số
– Latvia và Lithuania: có dân tộc chủ yếu lần lượt là người Latvia và Lithuania (đều có nguồn gốc từ người Balt và người Đức), người Slav là dân tộc thiểu số
3/ Tiệp Khắc
Các dân tộc chủ yếu của Tiệp Khắc là:
– Người Czech và người Slovak (đều thuộc nhóm chủng tộc Tây Slav)
– Người Đức
Bohemia, một vùng đất lịch sử của Tiệp Khắc, đã từng là một phần lãnh thổ của Đại Công quốc Áo (thuộc Đế chế La Mã Thần Thánh) được cai trị bởi người Đức. Lãnh thổ của Tiệp Khắc cũng đã từng là một phần lãnh thổ của Đế quốc Áo-Hung được cai trị bởi người Đức
4/ Người Đức
Một số thông tin chưa được kiểm chứng nhưng có nội dung rất đáng chú ý:
– Người Lombard xuất hiện như một liên minh của các bộ lạc người Đức (như người Francia). Sau khi xâm nhập khu vực đồng bằng sông Po màu mỡ tiếp giáp phía bắc của bán đảo Ý thuộc Đông La Mã (và vẫn còn định cư cho đến ngày nay, nổi bật ở khu vực giàu có được gọi là vùng Lombardy thuộc Ý), họ đã thành lập Vương quốc Lombardia. Đã từng có một giai đoạn kéo dài mấy chục năm mà họ không cần bầu chọn ra vua mới mặc dù vua cũ đã băng hà. Vương quốc của người Lombard được phân chia thành các lãnh địa. Mỗi lãnh địa đều có một vị trí lãnh chúa riêng biệt cho việc cai trị và các lãnh chúa có thể không quan tâm đến việc cạnh tranh vị trí nhà vua
– Có thể nói Reichstag (có vai trò như quốc hội) của Đế chế La Mã Thần Thánh được cai trị bởi người Đức gần như chỉ tồn tại cho có hình thức, tức thường khó phát huy được hiệu quả
Như vậy, có thể thấy rằng người Đức có ý chí tự chủ dân tộc rất cao
Hình minh họa: Bản đồ mô tả lãnh thổ của Vương quốc Phổ năm 1866