mot-thu-truong-bo-gddt-bi-gia-mao-con-dau-va-chu-ky-de-lua-dao

Một Thứ trưởng Bộ GDĐT bị giả mạo con dấu và chữ ký để lừa đảo

Một công văn giả mạo về việc triển khai học bổng tại Đại học Bách khoa Hà Nội đang được chia sẻ, trong đó có giả mạo con dấu và chữ ký lãnh đạo Bộ GDĐT. Bộ GDĐT đã phát đi cảnh báo và đề nghị người dân lưu ý khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin.

Cụ thể, văn bản giả mạo này cho biết Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xét duyệt 5 suất học bổng, trị giá 30.000 USD mỗi học bổng cho sinh viên.

Ngoài các giấy tờ cá nhân, văn bản yêu cầu đối tượng là sinh viên muốn đăng ký học bổng phải có chứng nhận tài sản, đảm bảo tài chính, sao kê ngân hàng (theo mẫu).

Một Thứ trưởng Bộ GDĐT bị giả mạo con dấu và chữ ký để lừa đảo- Ảnh 1.

Một Thứ trưởng Bộ GDĐT bị giả mạo con dấu và chữ ký để lừa đảo- Ảnh 2.

Công văn giả mạo. Ảnh: CMH

Đối với sinh viên K66, ưu tiên sinh viên có thành tích học tập tốt (điểm thi tốt nghiệp trên 3.2/4.0, điểm xét tuyển đại học). Ưu tiên sinh viên có hoàn cảnh có khăn (khuyết tật, con thương binh, bệnh binh, liệt sĩ,…); sinh viên có khả năng ngoại ngữ khá, tốt (tiếng Anh hoặc tiếng Nhật); sinh viên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, đoàn hội hoặc các hoạt động công tác xã hội, có giấy xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền.

Đối với sinh viên K65-66-67, ưu tiên sinh viên có thành tích học tập từ loại Khá trở lên (điểm trung bình học kỳ năm 2021-2025 từ 3-3,40 trở lên. Ưu tiên sinh viên có thành tích học tập tốt, đạt được thành tích cao trong các kỳ thi (khuyết tật, con thương binh, bệnh binh, liệt sĩ,…); sinh viên có điểm rèn luyện loại khá trở lên; sinh viên có khả năng ngoại ngữ tốt (tiếng Anh hoặc tiếng Nhật); sinh viên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, đoàn hội hoặc các hoạt động công tác xã hội, có giấy xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền.

Văn bản này làm giả con dấu và chữ ký của Thứ trưởng Bộ GDĐT. Bộ GDĐT khẳng định, văn bản này hoàn toàn giả mạo. Đại học Bách khoa Hà Nội cũng khẳng định, văn bản này hoàn toàn giả mạo, thông tin học bổng trên là không đúng sự thật.

Trước đó, Trường ĐH FPT phát đi cảnh báo văn bản giả mạo, thông báo chương trình học bổng Chính phủ Nhật Bản. Nhà trường cho biết, thời gian qua, nhiều thông tin lừa đảo liên quan đến môi giới du học, tuyển dụng, tuyển sinh gắn với tên của các đơn vị và lưu ý các thông tin chính thống đều được công bố trên các cổng thông tin chính thức của nhà trường.

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM cảnh báo sinh viên toàn trường cảnh giác hình thức lừa đảo mới. Theo đó, nhà trường nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, đóng học phí giúp sẽ được miễn giảm học phí. Nhà trường đề nghị phụ huynh, các em sinh viên cảnh giác: Tuyệt đối không chuyển tiền học phí vào bất kỳ tài khoản ngân hàng cá nhân nào; các thông báo thu tiền chỉ có giá trị khi đăng tải trên kênh thông tin website, fanpage chính thức của Trường; nếu có tình huống bất thường phải báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm hoặc Phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên.

Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết xuất hiện tình trạng làm giả công văn, thông báo giả mạo chữ ký, mượn danh các đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội để lừa đảo học sinh, sinh viên và phụ huynh.

Các nội dung được kẻ lừa đảo sử dụng bao gồm thông báo chúc mừng đã trúng tuyển hoặc được lựa chọn tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi, hoạt động đào tạo liên kết quốc tế… hoặc các chương trình liên quan có thu phí; hướng dẫn chi tiết cách chứng minh tài chính, nộp hồ sơ, nộp kinh phí theo đường link hoặc cách của đối tượng tạo ra.

Tội làm giả con dấu, chữ ký bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 2 lần trở lên;

c) Làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Vậy, trường hợp của bạn với tội danh làm giả con dấu thì mức quy định phạt thấp nhất là 30 triệu đồng và mức hình phạt cao nhất là hình phạt tù 3 năm.

Làm giả con dấu để chiếm đoạt tài sản thì phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự tùy theo mức độ lừa đảo của người đó mà quy thành các khung hình phạt khác nhau tăng dần từ cải tạo không tạm giam đến 3 năm và khung hình phạt cao nhất là 15 năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *