“Hãy đưa cho tôi một tá em bé sơ sinh khỏe mạnh… và tôi đảm bảo rằng sẽ chọn bất cứ đứa nào trong số chúng một cách ngẫu nhiên để huấn luyện thành bất kỳ một kiểu chuyên gia mà tôi có thể chọn – bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, giám đốc doanh nghiệp và, vâng, thậm chí cả người ăn xin và tên trộm cắp…”
Những lời rất nổi tiếng của nhà tâm lý học, John Watson, người sáng lập ra chủ nghĩa hành vi.
Vậy nên là, đại khái, ông ấy đã làm một cuộc thí nghiệm lên một em bé tên Albert. Hỡi ôi, cái thí nghiệm này được biết đến với cái tên khét tiếng là “Albert Bé Nhỏ” (Trans: từ gốc là “Little Albert” nếu bạn muốn tìm hiểu thêm bằng tiếng Anh ).
Trong thí nghiệm này, Albert Bé Nhỏ (9 tháng tuổi) đã được cho xem đủ thứ đồ như chuột trắng, những cái mặt nạ, mấy con khỉ và một con thỏ.
Giờ thì tưởng tượng có một cái búa và đập nó xuống. BANG! BANG! LỚN TIẾNG nhỉ?
Bất cứ khi nào Albert Bé Nhỏ được cho xem con chuột trắng, Watson sẽ dùng cái búa đập một thứ gì đó. Điều này sẽ khiến cậu bé con giật mình, dẫn đến việc cậu luôn luôn khóc.
Điều này đã được thực hiện 7 lần trong 7 tuần sau đó. Vậy nên tới thời điểm lúc bấy giờ, mỗi khi Albert Bé Nhỏ nhìn thấy một con chuột trắng, cậu bé sẽ tự động òa khóc lên (tác động thuộc tính tiêu cực lên nó) mà không cần đập cái búa.
Giờ thì, điều mà Watson tìm thấy là khái niệm về khái quát hóa. Đại khái nếu Albert Bé Nhỏ nhìn thấy bất cứ cái gì màu trắng, cậu bé oà khóc. Những thứ như mấy con chó trắng, những cái áo khoác lông, bông gòn và vâng, thậm chí ông già Noel vui tính cũng kích thích cậu bé bởi vì Albert sẽ mặc định chúng là xấu bởi vì chúng màu trắng.
Và câu chuyện này đã không kết thúc một cách tốt đẹp vĩnh viễn.
Bất hạnh thay, Albert Bé Nhỏ ra đi lúc 6 tuổi sau khi bị não úng thủy.
Thú vị? Có. | Đạo đức? Đương nhiên không.
____ Judah Teo bình luận trả lời OP ____
Khái niệm này được gọi chính xác hơn là điều kiện hóa cổ điển, chứ không phải khái quát hóa. John Watson và Rosalie Rayner đã ghép cặp một kích thích vô điều kiện (cây búa và thanh thép) với một kích thích trung tính (chuột trắng) dẫn đến một phản ứng có điều kiện (òa khóc).
Buồn cười thay, thậm chí khi tui vô Quora để hòa hoãn việc học, mấy câu kiểu này cứ nhảy lên để kiểm tra kiến thức Tâm Lý của tui.
____ Rita Karpati bình luận trả lời Judah Teo ____
Nó là cả hai luôn. Đầu tiên thì là điều kiện hóa cố điển (nỗi sợ được gây ra từ một con chuột trắng), sau đó thì là khái quát hóa (nỗi sợ được mở rộng ra đồng thời tới những vật thể màu trắng khác). Thí nghiệm này đã đem khái niệm điều kiện hóa cổ điển của Palvolian tiến lên thêm một bước.
____ Judah Teo bình luận trả lời Rita Karpati ____
À đúng rồi, vậy thì đúng. Nếu tui không lầm thì, không chỉ những vật thể màu trắng mà cả những vật thể lông lá nữa.
Theo: Trầm Thanh Huyền